Hotline 24/7
08983-08983

Bé xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết, cần làm gì?

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng mạnh tại nhiều địa bàn trên cả nước. Trong đó, TPHCM và Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết phải nhập viện đang có chiều hướng gia tăng với nhiều ca bệnh nặng.

BS.CK2 Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết: Sốt xuất huyết là bắt buộc phải có sốt. Cần xác định chính xác thời gian đầu tiên của sốt và phải đo bằng nhiệt kế để xác định bé sốt. Sốt thường khá cao, kéo dài 2 - 3 ngày. Kèm theo đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau sau hốc mắt, người uể oải, khó chịu. "Tuy nhiên để biết chắc chắn bé có bị không thì phải làm xét nghiệm máu tìm con siêu vi. Xét nghiệm này có kết quả ngay và khá chính xác. Bắt buộc phải xét nghiệm mới trả lời có bị sốt xuất huyết không" - BS Trần Nam nhấn mạnh.

Thường, vào ngày thứ 4 tính từ lần sốt đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm công thức máu mỗi ngày, thậm chí mỗi 2 lần/ ngày để tìm các biểu hiện cảnh báo vào nặng của bé.

"Hct: thể hiện tình trạng máu đặc - 1 biến chứng thường gặp của bệnh. Nếu Hct càng tăng lên, tức là bé đang bị đặc máu do bệnh hoặc do cung cấp nước không đủ. Tiểu cầu hay PLT cho thấy tình trạng nguy cơ xuất huyết cũng như nguy cơ vào sốc của bệnh. Nếu số này càng giảm thì nguy có vào trụy mạch càng cao. Do đó cần nhập viện để theo dõi sát" - BS Nam hướng dẫn.

Khi đã bị xét nghiệm dương tính, cần làm gì?

Theo BS Nguyễn Trần Nam: Sốt xuất huyết hiện nay không có thuốc chữa đặc hiệu, nên điều trị triệu chứng là chính. Do đó, phụ huynh có trẻ mắc sốt xuất huyết hoặc người bệnh cần:

- Uống hạ sốt mỗi 4 - 6 giờ khi sốt

- Cung cấp nước uống cho bệnh nhân thường xuyên. Uống nhiều loại nước khác nhau; nước lọc, nước trái cây, nước bù điện giải, nước canh. Không nên uống nước có gaz và có cồn

- Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu

- Đi khám bác sĩ để được căn dặn việc tái khám ngay và các xét nghiệm kế tiếp vì bệnh này cần xét nghiệm nhiều hơn vào những ngày nguy hiểm

Tuy nhiên, các cha mẹ cũng cần theo dõi trẻ có những dấu hiệu bất thường hoặc dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sắp vào biến chứng của bệnh, cần cho trẻ nhập viện hoặc thông báo với bác sĩ ngay lập tức. Theo đó, các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

- Bé than đau bụng bên phải

- Nôn và nhợn ói, nhất là khi uống nước, ăn uống

- Bé đừ nhiều hơn, ít chơi, ít ăn và đặc biệt uống nước ít, nước tiểu ít, sậm màu

- Chảy máu bất thường như chảy máu mũi, máu chân răng, tiêu phân đen, ói ra máu hoặc ra máu kinh bất thường

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X