Hotline 24/7
08983-08983

Anh: Nghiên cứu mới cho thấy biến thể B.1.1.7 có thể gây tử vong nhiều hơn

Việc chủng ngừa COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn ra ở các nước phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra biến thể COVID-19 ở Anh có khả năng gây thiệt mạng cao hơn so với các biến thể trước đây.

Hãng tin CNN trích dẫn nghiên cứu được đăng trong một tạp chí có uy tín, biến thể B.1.1.7 ở Anh có thể gây nguy cơ tử vong vì COVID-19 lên đến 64%.

Hôm qua (10/3), nghiên cứu trong tạp chí y học BMJ cho biết, kết quả của mẫu nghiên cứu về những người bị nhiễm biến thể COVID-19 tại Anh cho rằng tỷ lệ nhiễm biến thể dao động từ 32 đến 104% (tỷ lệ trung bình có thể xảy ra khoảng 64%). Như vậy, con số trên có khả năng gây tử vong cao hơn so với số người đã nhiễm các biến thể trước đây của COVID-19.

Ban đầu, biến thể B.1.1.7 lây nhiễm dễ dàng hơn và dữ liệu mới của các quan chức Anh được dựa theo thông tin sơ bộ cho biết dạng mới này có khả năng gây chết người cao hơn.

Các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu khác nhau của Anh quốc phân tích dữ liệu ở hơn 100.000 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 từ tháng 10/2020 đến tháng 1/2021. Họ tiếp tục thực hiện nghiên cứu vào giữa tháng 2/2021. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng xem xét kỹ kết quả nghiên cứu liên quan đến việc phát hiện biến thể B.1.1.7 khi so sánh với kết quả nghiên cứu các biến thể hoành hành trước đây.

Nghiên cứu trên cho biết trong 54.906 bệnh nhân, có 227 người thiệt mạng vì biến thể B.1.1.7 (so với 141 người tử vong do các biến thể trước đây).

Robert Challen, tác giả chính của bài nghiên cứu ở Đại học Exeter (Anh) nói như sau: “Trong các cộng đồng ở Anh, số người chết vì COVID-19 vẫn không cao. Tuy nhiên, biến thể B.1.1.7 làm tăng nguy cơ tử vong vì nó có khả năng lây nhiễm nhanh hơn. Vì vậy, mọi người phải hết sức cảnh giác với biến thể này”.

Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cao cấp thuộc Trung tâm An toàn Y tế ở Đại học John Hopkins, cho biết cần tiến hành nghiên cứu nhiều hơn nhằm biết được biến thể B.1.1.7 gây ra hậu quả gì khi bệnh nhân nhiễm biến thể nêu trên.

Ông Adalja cho biết: “Biến thể có làm cho bệnh nhân nhiễm trùng nặng hơn khi nằm viện lâu không? Bệnh nhân có bị cục máu đông hay không? Biến chứng gì làm số ca tử vong chậm lại? Tôi nghĩ đó là điều đáng quan tâm nhất!”

Lawrence Young, một nhà virus học và giáo sư khoa ung thư học thuộc Đại học Warwick (Anh), cho biết nghiên cứu mới giúp chúng ta hiểu biết hơn về biến thể B.1.1.7. Đây là biến thể làm số ca nhiễm COVID-19 ở châu Âu tăng vọt.

Ông Young cũng khẳng định rằng: “Nghiên cứu này xác nhận các công trình trước đây phát hiện biến thể B.1.1.7 gây nguy cơ tử vong cao. Cơ chế gây tử vong của biến thể vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, khả năng nhân bảng và lây nhiễm của biến thể đã được chỉ ra một cách rõ ràng”.

Ông Adalja cho biết, biến thể B.1.1.7 tiếp tục lây lan ở nước Mỹ và quốc gia này cần nghiên cứu nguy cơ gây tử vong cao của B.1.1.7. Ông cũng nói thêm: “Nếu biến thể này gây chết người cao hơn và lây lan mạnh hơn, người dân cần tiêm ngừa nhanh chóng. Vắc xin của chúng ta đủ mạnh và có khả năng kháng lại biến thể B.1.1.7. Càng nhiều người được chủng ngừa, biến thể này sẽ ít gây hại hơn”.

Trọng Dy (dịch)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X