Hotline 24/7
08983-08983

Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới vượt mốc 2 triệu ca mắc COVID-19

Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt trên 19,2 triệu người tính đến lúc 18g (giờ Việt Nam) ngày 7/8. Riêng Ấn Độ - "gã khổng lồ" Nam Á đã trở thành quốc gia thứ 3 cán mốc 2 triệu ca mắc COVID-19, sau Mỹ (hơn 5 triệu ca) và và Brazil (gần 3 triệu ca).

Ấn Độ, hơn 1 triệu ca mắc COVID-19 trong vòng 3 tuần

Thống kê thời gian thực của Worldometers cho thấy trong vòng 12 giờ qua (từ 6g sáng nay cho đến 18g chiều nay, giờ Việt Nam), số ca mắc mới trên toàn cầu là 45.380 người, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn cầu cho đến 18g là 19.292.051 người. Số ca tử vong mới đã tăng thêm 1.567 người đưa tổng số người chết vì COVID-19 trên toàn cầu lên đến con số 718.312 người. Tổng số ca bình phục tính đến sáng nay là 12.384.609 người.

Mỹ, Brazil và Ấn Độ vẫn tiếp tục dẫn đầu về số ca nhiễm trên toàn cầu.

Tổng số ca nhiễm COVID-19 của Mỹ đã vượt con số 5 triệu người tính đến 18g chiều nay. Đã có 162.812 người chết và 2.577.349 ca phục hồi.

Brazil có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất ở Nam Mỹ là 2.917.562 người. Số ca tử vong của Brazil là 98.644 người.

Ấn Độ là nước có số ca nhiễm cao nhất và số ca tử vong cao nhất ở châu Á là 2.033.847 ca nhiễm và 41.685 ca tử vong. Theo AFP, Ấn Độ ghi nhận 1 triệu ca mắc COVID-19 cách đây chỉ 3 tuần trước và dường như tỉ lệ lây nhiễm tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới chưa hề có dấu hiệu giảm tốc. Giới chuyên gia lo ngại con số thực tế có thể còn cao hơn trong số 1,3 tỉ dân với nhiều người sinh sống chen chúc ở những không gian chật hẹp, đông đúc vào bậc nhất thế giới.

Trong đợt dịch bùng phát trước đó, chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng ban bố lệnh phong tỏa lớn nhất hành tinh vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, khi nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á quay cuồng vì ảnh hưởng đại dịch với hàng chục triệu lao động nhập cư mất việc sau 1 đêm, các hạn chế đã dần được nới lỏng.

Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới vượt mốc 2 triệu ca mắc COVID-19Người dân Ấn Độ ra đường trong dịch COVID-19. Ảnh: Reutes

Ở khu vực châu Á trong vòng 12 giờ qua, đã có 24.938 ca nhiễm mới, số người chết là 380 người. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, tổng số ca nhiễm ở Châu Á là 4.799.155 người và tổng số ca tử vong là 105.634 người.

Trong vòng 12 giờ qua, số ca nhiễm ở Philippines đã tăng thêm 3.379 người, xấp xỉ với số ca nhiễm mới của một ngày trước đó. Hiện nay  tổng số ca nhiễm ở quốc gia này là 122.754, số ca tử vong là 2.168 người.

Đeo khẩu trang giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 2% mỗi ngày

Cùng với số ca nhiễm COVID-19 lại đang tăng lên ở châu Âu, nước Anh đã tạm dừng việc nới lỏng phong tỏa, trong khi châu Mỹ vẫn đang chiến đấu để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát thêm.

Khi làn sóng COVID-19 thứ hai xuất hiện, một số chính phủ đã đưa ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang.

Trong những ngày gần đây, chính quyền thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, Hy Lạp, đảo Madeira của Bồ Đào Nha và Hồng Kông đã yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với những gì bấy lâu nay nhiều người hiểu về COVID-19 rằng con virus chỉ lây nhiễm trong phòng kín.

Chính phủ Anh cùng với nhiều nước khác đang thực hiện những bước đầu tiên khi phong tỏa được dỡ bỏ nhằm khuyến khích mọi người gặp nhau ngoài trời. Dù đang là đại dịch, công viên, bãi biển và những điạ điểm gắn với thiên nhiên vẫn tấp nập khách.

Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua không khí, các chuyên gia vẫn đồng ý rằng rủi ro thường sẽ xuất hiện nhiều hơn khi ở trong phòng kín.

Vào đầu tháng 8, 239 nhà khoa học cùng viết một lá thư ngỏ gửi đến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi chú ý hơn nữa sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 trên máy bay.

“Nhiều người cùng nhau chen chúc trong phòng kín không đủ thoáng khí chính là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của đại dịch” - một giáo sư về sức khỏe môi trường, cũng đồng tác giả bức thư, nói với CNN.

Ngay cả ở ngoài trời thì COVID-19 vẫn không tha ai, và việc bắt buộc đeo khẩu trang chính là một nỗ lực làm giảm sự lây lan trong các môi trường con virus tồn tại. Các nhà nghiên cứu của Health Affairs cho biết rằng sau 3 tuần đeo khẩu trang, tỷ lệ tăng ca nhiễm giảm trung bình là 2% mỗi ngày.

Các nhà khoa học khác đồng ý rằng ngoài trời cũng có rủi ro lây nhiễm đáng kể. “Ở nơi thoáng khí, mức độ lây nhiễm có phần ít hơn, nhưng ngoài trời vẫn lây nhiễm như thường” - theo Abrar Chughtai, nhà dịch tễ học thuộc đại học New South Wales. Ông cũng cho biết rằng, khi không thể giãn cách xã hội thì ít nhất cũng phải đeo khẩu trang.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X