Hotline 24/7
08983-08983

89 người ở Hà Nội đi cùng chuyến bay với ca COVID-19 ở Hải Phòng đều âm tính; Bộ Y tế tìm kiếm người ăn patê chay gây độc ở Bình Dương

Những người có mặt trên chuyến bay từ Phú Quốc đến Nội Bài kết quả đều âm tính với SARS-CoV-2. Bộ Y tế vừa có thông báo tìm kiếm người đã ăn bữa trưa 20/3 tại khu vực miếu Chiêu Liêu, khu dân cư Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Trước đó, 89 người này đi cùng chuyến bay VJ458 từ Phú Quốc về sân bay Nội Bài (Hà Nội) với 2 bệnh nhân mắc Covid-19 ở Hải Phòng.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội cho biết toàn bộ hành khách trên chuyến bay VJ458 trong khoảng thời gian 15h ngày 22/3 cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Y tế ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 mới được ghi nhận nhập cảnh trái phép vào Việt Nam vào ngày 22/3. Sau đó, một người di chuyển về TP.HCM bằng đường biển và đường bộ. Hai người còn lại về sân bay Nội Bài (Hà Nội), sau đó đi xe riêng về Hải Phòng.

23h ngày 25/3, Bộ Y tế phát thông báo khẩn số 34 đề nghị những hành khách trên chuyến bay VJ458, từ sân bay Phú Quốc về sân bay Nội Bài ngày 22/3 cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.

Từ ngày 25/3 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 4 bệnh nhân mắc Covid-19 là người nhập cảnh trái phép. Trong đó, 3 người là nữ (một người ở TP.HCM, 2 trường hợp ở Hải Phòng) cùng nhập cảnh bằng tàu cá về vùng biển Phú Quốc.

Trường hợp còn lại là người đàn ông có quốc tịch Trung Quốc (địa chỉ tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) nhập cảnh qua biên giới Camphuchia - Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, các bệnh nhân này là trường hợp mắc Covid-19 nhập cảnh, không phải ca bệnh trong cộng đồng. Số ca bệnh ngoài cộng đồng ở Việt Nam (tính từ 27/1 đến nay) là 910 người.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định Việt Nam có nguy cơ bùng phát làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bởi tình hình trên thế giới còn phức tạp.

"1.600 điểm chốt, 10.000 cán bộ biên phòng cắm tại các chốt. Tuy nhiên, việc nhập cảnh trái phép vẫn rất phức tạp", Bộ trưởng Long nói.

Bộ Y tế tìm kiếm người ăn patê chay gây độc ở Bình Dương

Theo Cục An toàn thực phẩm, qua điều tra sơ bộ, vụ ngộ độc kể trên nghi do độc tố botulinum. Cục đề nghị Sở Y tế Bình Dương tìm kiếm, thông báo cho cộng đồng để những người đã ăn bữa trưa nói trên đến khai báo tại cơ sở y tế gần nhất. Những người có bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết giữa năm 2020, cơ quan chức năng đã chuyển hồ sơ vụ ngộ độc botulinum có trong patê chay nhãn hiệu Minh Chay sang công an. Tình trạng thực phẩm nhiễm botulinum, theo ông Phong, thường xảy ra trong môi trường yếm khí (đóng hộp) và không được xử lý nhiệt đầy đủ.

Ông Phong cũng khuyến cáo với các sản phẩm đóng hộp thì tuyệt đối không sử dụng trong trường hợp hộp bị phồng hoặc có bất thường.

Trước đó, tại các bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi đồng 2 và Bệnh viện 115 TP.HCM, có 6 bệnh nhân ăn bữa trưa 20-3 nói trên phải nhập viện, được xác định ngộ độc botulinum có trong patê chay và 1 người trong số này đã tử vong. Đây là ca tử vong do patê chay thứ 2 trong nửa năm qua.

Hiện 2 trong số các bệnh nhân trên đã được điều trị bằng loại thuốc giải độc (giá lên tới 8.000 USD/lọ) được gửi khẩn cấp từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vào. Đây là 2 lọ thuốc giải độc cuối cùng và hiện 3 người khác đang gặp nhiều khó khăn do hết thuốc, tình trạng sức khỏe không có nhiều tiến triển.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X