Hotline 24/7
08983-08983

6 nguyên nhân khiến gai cột sống mọc dài nguy hiểm

Để ngăn chặn các cơn đau nhức “thấu trời” do gai xương cọ xát vào phần mềm chung quanh, người bệnh nên cải thiện từ nguyên nhân. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây bệnh gai cột sống.

1. Viêm khớp cột sống mạn tính

Viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống đĩa đệm do nhiễm khuẩn hay lao cột sống có thể là nguyên nhân hình thành gai cột sống. Quá trình viêm ảnh hưởng đến toàn bộ khớp cột sống bao gồm cả gân, dây chằng, sụn khớp, thân đốt sống. Dần dần đốt sống bị xơ hóa, mọc gai.

2. Sự lắng đọng canxi

Sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa cũng là một trong các nguyên nhân gây gai cột sống (loại canxi này ở dưới dạng calcipyrophosphat).

3. Chấn thương

Gai cột sống có thể do sự phản ứng của cơ thể sau khi bị chấn thương cột sống, bởi sự chấn thương này sẽ làm tổn hại đến xương hoặc khớp cột sống (hoặc cả hai). Chấn thương xảy ra do tai nạn nghề nghiệp, tai nạn xe cộ hay khi tập thể thao. Và gai xương là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương do bị sức ép, va chạm, cọ xát.

4. Môi trường sống

Môi trường sống cũng là một trong các nguyên nhân tác động khiến  cột sống mọc gai. Cụ thể, đó là những người thường xuyên bốc vác, đội vật nặng, vận động viên cử tạ, ngồi nhiều, đứng nhiều trong công việc. Khuân vác nặng gây tăng áp lực đè lên cột sống, chấn thương làm hư hại cột sống, dẫn đến sự hình thành gai cột sống.

5. Di truyền

Gai cột sống cũng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố gia đình (di truyền). Có những người sinh ra đã di truyền gen đĩa đệm, xương cột sống yếu hơn bình thường, khiến cột sống mọc gai ngay từ khi còn trẻ (20-30 tuổi).

6. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa đốt sống là “thủ phạm” chính tạo nên gai cột sống. Trong bệnh thoái hóa cột sống, sụn khớp bị hao mòn dần, dễ nứt vỡ và xương dưới sụn (các đốt sống) trở nên thô ráp, xù xì. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại tình trạng này bằng cách “bồi đắp”canxi và chất dinh dưỡng vào phần xương, sụn bị thoái hóa. Tuy nhiên, quá trình bồi đắp này thường diễn ra không đồng đều, chỗ thừa chỗ thiếu. Chỗ bồi đắp không đủ hình thành các hõm xương, trong khi những chỗ dư thừa lại gồ ghề, lởm chởm. Quá trình này là nguyên nhân hình thành nên các gai xương cột sống, tạo ra các va chạm, “xung đột” với chèn ép vào các mô mềm xung quanh cột sống.

Để làm giảm các đau nhức cột sống thất thường do vận động, thời tiết cần có giải pháp tác động vào quá trình thoái hóa cột sống, ngăn chặn gai cột sống mọc dài ra hoặc hình thành thêm nhiều chỗ khác.

Gai cột sống hình thành là kết quả của việc cơ thể tự điều chỉnh khi sụn khớp bị tổn thương, mòn đi và biến mất. Chính vì thế, để phòng ngừa gai cột sống, cách tốt nhất là cung cấp các vi chất cần thiết cho quá trình hình thành và tái tạo sụn khớp.

Bột đạm thủy phân với thành phần chính là mô sụn của các loài sinh vật biển sẽ giúp cơ thể tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp và đảm bảo cho hệ xương khớp hoạt động dẻo dai, bền bỉ. Viên khớp GHV BONE là sản phẩm HÀNG ĐẦU ứng dụng Bột đạm thủy phân trong dự phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp

Bạn đọc tham khảo thêm video bài tập tại nhà dành cho người thoái hóa và gai cột sống thắt lưng do ThS. BS. Lê Thị Hòe - Trung ương Hội Đông y Việt Nam hướng dẫn.

Mọi thắc mắc gọi về tổng đài 1800 6808 (miễn cước) hoặc Hotline 096 268 6808 để được tư vấn chi tiết. Website: https://bone.vn.

>> Xem thêm:

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên uống gì?

Thoái hóa cột sống lưng- nguyên nhân và cách điều trị

Gai cột sống là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Gai cột sống lưng- cẩn trọng với những dấu hiệu này

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X