Hotline 24/7
08983-08983

5 vấn đề ở bàn chân người bệnh đái tháo đường cần chú ý

Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị biến chứng cao, đặc biệt là các vấn đề ở bàn chân. Tổ chức Y tế Thế giới thống kê, cứ 20 giây lại có 1 người đoạn chi vì biến chứng bàn chân do đái tháo đường.

Dưới đây là một số vấn đề bàn chân người bệnh đái tháo đường nên cảnh giác, điều trị sớm để tránh biến chứng đoạn chi:

Các thay đổi bất thường trên da

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý nếu thấy da bàn chân trở nên sáng bóng, đỏ, căng mọng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra kèm theo các vết mẩn đỏ, rất có thể bạn đang bị bệnh teo da đái tháo đường.

Đây là một biến chứng đái tháo đường ở bàn chân thường gặp, ảnh hưởng tới khoảng 30% người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người cao tuổi.

Ngoài ra, bàn chân của người bệnh đái tháo đường cũng dễ bị khô, bong tróc da hơn so với người bình thường. Để giảm nguy cơ này, Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ) khuyên người bệnh đái tháo đường nên chăm sóc da chân bằng kem dưỡng ẩm không mùi.

Chú ý nếu da chân bị khô, bong tróc khi bị đái tháo đường

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên thoa kem dưỡng ẩm giữa các ngón chân. Độ ẩm quá cao có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nhiễm nấm

Người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận với nguy cơ nhiễm nấm (bệnh nấm bàn chân). Hãy chú ý tới những vết phát ban đỏ, đóng vảy, có thể gây ngứa ngáy và dẫn tới vết nứt ở các ngón chân. Khi phát hiện các dấu hiệu này, bạn cần đi khám để được bác sỹ kê đơn các loại thuốc chống nấm phù hợp, không phản ứng với các loại thuốc điều trị đái tháo đường đang sử dụng.

Ngoài ra, vệ sinh cá nhân thường xuyên cũng là cách tốt để giảm nguy cơ nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác. Đảm bảo bạn thay tất/vớ thường xuyên, tránh đi chung giày với người khác và giữ chân khô ráo nhất có thể.

Người đái tháo đường nên cẩn thận với tình trạng nhiễm nấm bàn chân

Các vết chai sần

Người bệnh đái tháo đường có thể có vết chai sần trên bàn chân, đặc biệt là khu vực gót chân và gan bàn chân. Nguyên nhân là bởi những vị trí này phải chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, các vết chai cũng có thể xuất hiện ở vùng da giữa các ngón chân.

Sử dụng đá bọt (pumice stone) có thể giúp loại bỏ các vết chai sần. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người bệnh đái tháo đường không nên tự mình loại bỏ các vết chai ở chân. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược có thể gây viêm, sưng đỏ và đau đớn. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh dễ bị loét ngón chân, thậm chí hoại tử.

Để phòng ngừa rủi ro này, người bệnh đái tháo đường nên chăm sóc móng chân thường xuyên và sử dụng bộ dụng cụ làm móng riêng khi đi làm móng tại tiệm. Lưu ý, nên cắt móng chân theo đường ngang, không cắt móng ở các khóe chân mà phải dùng dũa làm mòn.

Nếu có móng chân mọc ngược, người bệnh đái tháo đường cần nhờ tới sự can thiệp của bác sỹ. Tránh tự ý xử lý làm vết thương lấn sâu vào khóe ngón chân.

Vết thương, vết loét

Người bệnh đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng, loét. Vì vậy, một vết thương, vết loét nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường khiến người bệnh phải đối diện với nguy cơ tàn phế.

Những lưu ý khi chăm sóc bàn chân ở người đái tháo đường

Nếu phát hiện vết thương nhỏ, nông, bạn nên vệ sinh sạch bằng nước muối sinh lý, thoa kem kháng sinh, băng bó và theo dõi hàng ngày. Trường hợp vết thương rộng, sâu hoặc đã loét, hoại tử, cần tới bác sỹ để được hướng dẫn chăm sóc và kê đơn kháng sinh.

Ngoài ra, để vết thương nhanh lành hơn, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng từ mạch môn, nhàu, câu kỷ tử, hoài sơn… Đây đều là các thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh về tác dụng hỗ trợ cải thiện biến chứng đái tháo đường.

Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X