Hotline 24/7
08983-08983

5 thắc mắc về hoãn chu kỳ kinh bằng thuốc tránh thai

Với bất kỳ phụ nữ nào, việc hành kinh trong những chuyến du lịch, các dịp lễ tiệc, các kỳ thi đấu luôn đem lại cảm giác không thoải mái và bất tiện. Vậy có cách nào chủ động dời ngày kinh? Phương pháp dùng thuốc tránh thai để trì hoãn kỳ kinh hiện nay được xem là phổ biến và cũng có nhiều băn khoăn nhất. Trong bài viết này, Alobacsi hy vọng giải đáp thắc mắc cho bạn về hoãn chu kỳ kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai.

1. Hoãn kỳ kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ hay không?

(Ảnh minh họa)

Trì hoãn kinh một lần bằng cách dùng thuốc tránh thai không gây hại nhưng nếu thường xuyên sử dụng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hiện tại cũng như đến sức khỏe sinh sản sau này của người phụ nữ. Chủ động hoãn kỳ kinh nhiều lần dễ làm rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, tâm trạng dễ bị cáu gắt vì mất cân bằng hormone. Ngoài ra, da mặt nổi mụn trứng cá và thường xuyên có cảm giác trướng bụng. Chưa kể trì hoãn kỳ kinh có khả năng hình thành các cục máu đông, nguy cơ dẫn đến đến đột quỵ.

Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên trì hoãn theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên lạm dụng biện pháp này để hoãn kỳ kinh. Một năm chỉ nên trì hoãn kinh nguyệt dưới 4 lần và các khoảng cách giữa các lần này phải cách xa nhau.

2. Phụ nữ có thể bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt trong bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ trong khoảng 21-35 ngày, trung bình 28 ngày. Nửa chu kỳ đầu nội mạc tử cung chịu tác động của estrogen, nửa chu kỳ sau chịu tác động của progesteron. Khi progesteron giảm sẽ làm bong niêm mạc tử cung gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Trì hoãn kinh nguyệt tức là dùng thuốc như thế nào để không cho niêm mạc tử cung bong ra. Và như thế chúng ta có thể trì hoãn bao nhiêu ngày tùy theo nhu cầu của người phụ nữ và tùy theo loại thuốc sử dụng.

3. Dùng thuốc tránh thai hàng ngày để làm hoãn chu kỳ kinh có làm giảm tác dụng tránh thai về sau?

Khi trì hoãn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai hàng ngày sau đó kinh nguyệt xuất hiện bình thường trở lại. Bạn tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai vẫn đạt 99,9% hiệu quả tránh thai như bình thường.  Do uống thuốc tránh thai hàng ngày với thời gian dài hơn, số lượng nhiều hơn để trì hoãn kinh nguyệt nên sẽ không làm giảm tác dụng tránh thai của thuốc về sau.

Trì hoãn kinh nguyệt theo phương pháp dùng thuốc tránh thai hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên để dùng thuốc theo phương pháp này cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thậm chí còn phải do bác sĩ trực tiếp kê đơn chỉ định. Vì liều dùng còn phải phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của bạn. Trong quá trình sử dụng bạn có nguy cơ bị chóng mặt buồn nôn,... Sau khi ngưng dùng thuốc, bạn sẽ có kinh trở lại. Một vài trường hợp sẽ mất kinh 7-10 ngày vì bị rối loạn nội tiết tố nữ. Nếu hơn 10 ngày không có kinh lại, bạn nên đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

4. Loại thuốc tránh thai nào có thể trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt?

Để trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt bạn có thể dùng các loại thuốc tránh thai hàng ngày của các công ty dược uy tín như Gedeon Richter, Bayer, Abbott ... hoặc là sử dụng progesteron. Có 2 loại thuốc tránh thai hàng ngày như sau:

Thuốc tránh thai nội tiết phối hợp loại 21 viên:

Bình thường để đạt hiệu quả tránh thai, bạn uống 21 viên trong 21 ngày sau đó có 7 ngày nghỉ ngơi không uống thuốc. Để trì hoãn kinh nguyệt, bạn tiếp tục uống vỉ thứ 2 sau vỉ thứ nhất mà không có khoảng nghỉ uống thuốc. Số ngày uống thuốc bằng số ngày muốn trì hoãn.

Thuốc tránh thai nội tiết phối hợp loại 28 viên:

Đối với loại thuốc này sau khi uống 21 viên đầu tiên bình thường, sẽ có 7 “viên thuốc giả dược”. Bạn chỉ cần bỏ qua 7 viên thuốc giả dược, tiếp tục uống sang vỉ thứ 2 là được. Đối với phương pháp này bạn cũng nên cân nhắc với tình trạng sức khỏe của mình mà sử dụng, tốt nhất là cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đối với cách dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progesteron

Nên dùng trước khi có kinh 3-4 ngày. Liều dùng và cách dùng nên thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

5. Miếng dán ngừa thai có  thể trì hoãn kinh nguyệt không?

(Ảnh minh họa)

Miếng dán ngừa được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần, thì đến tuần thứ 4 bạn phải ngưng sử dụng miếng dán để chu kỳ kinh nguyệt xảy ra bình thường. Nếu tiếp tục dùng miếng dán ngừa thai sẽ xảy ra hiện tượng không có kinh. Vì thế vẫn có thể sử dụng miếng ngừa thai để trì hoãn kinh nguyệt. Tuy nhiên vì tác dụng phụ quá nhiều như thuyên tắc mạch do cục máu đông, nhồi máu cơ tim nên thực tế ít sử dụng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X