Hotline 24/7
08983-08983

5 dấu hiệu rối loạn nhận thức ở người lớn tuổi

Rối loạn nhận thức là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi khi trí nhớ bị giảm sút gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta sớm nhận biết những dấu hiệu rối loạn nhận thức thì sẽ có thể cải thiện tình trạng này tốt hơn.

Người lớn tuổi hay nhớ trước quên sau nên có đôi lúc bị gọi là “lẩm cẩm”, “đãng trí”… Đây chính là những dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn nhận thức. Chứng rối loạn nhận thức có thể làm suy giảm đáng kể chức năng nhận thức của một cá nhân đến mức không thể hoạt động bình thường trong xã hội nếu không được điều trị.

Một số dạng rối loạn nhận thức phổ biến bao gồm: sa sút trí tuệ, rối loạn phát triển, rối loạn kỹ năng vận động, chứng hay quên, suy giảm nhận thức do chất gây ra, bệnh Alzheimer … Để sớm ngăn ngừa các tình trạng này, người lớn tuổi nên lưu ý 5 dấu hiệu thường gặp sau đây.[1]

1. Sự thiếu tỉnh táo

Các vấn đề về nhận thức biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, trong đó mất cân bằng cảm xúc là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất. Tình trạng suy giảm nhận thức gây khó chịu khiến người lớn tuổi thường phản ứng bằng cảm xúc bộc phát dẫn đến thiếu tỉnh táo khi xử lý vấn đề, nhất là trong các mối quan hệ xã hội.

Khi rối loạn nhận thức tiến triển nặng, người lớn tuổi thường thụ động hoặc thờ ơ với môi trường sống xung quanh. Tình trạng nghiêm trọng có thể mất khả năng kiềm chế, nói năng lung tung, hoặc bị kích động; có người còn đi lang thang một mình.[2]

2. Phối hợp vận động kém

Rối loạn nhận thức không chỉ gây ảnh hưởng đến cảm xúc tinh thần mà còn tác động đến thể chất và khả năng vận động. Người lớn tuổi mắc chứng này có thể cảm thấy choáng váng và bối rối, đôi mắt của họ có thể có biểu hiện như đờ đẫn.

Sự phối hợp vận động thường bị ảnh hưởng trong cả rối loạn nhận thức thần kinh và tâm lý khiến người lớn tuổi có hành vi bất thường hoặc bị thiếu thăng bằng và tư thế bình thường. Tùy vào mỗi bệnh nhân và thể bệnh sẽ có biểu hiện giảm dần các hoạt động sinh hoạt cơ bản hằng ngày.

3. Mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn

Người lớn tuổi thường bị mất trí nhớ gây trở ngại trong giao tiếp và sinh hoạt

Người lớn tuổi hay quên, không thể nhớ thông tin cũ hoặc lưu giữ sự kiện thông tin mới vừa tiếp nhận. Tình trạng “mất trí nhớ” này gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày trong gia đình.

Người mắc chứng rối loạn nhận thức có thể đột ngột quên những từ ngữ đơn giản thường sử dụng hoặc sử dụng từ ngữ không đúng. Vì vậy, người lớn tuổi cũng gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ dẫn đến khả năng nói không lưu loát.

4. Nhầm lẫn danh tính

Rối loạn nhận thức ở người lớn tuổi làm giảm khả năng nhận biết hình ảnh nên dễ nhầm lẫn danh tính của mọi người xung quanh. Người bệnh cũng bị rối loạn khả năng xác định phương hướng trong không gian dẫn đến tình trạng dễ lạc đường hoặc nhầm địa danh.

5. Suy giảm khả năng phán đoán

Khi chứng rối loạn nhận thức trở nặng, người lớn tuổi rất cần có người thân ở bên

Người bị rối loạn nhận thức gặp khó khăn trong các vấn đề liên quan đến tư duy, giảm khả năng phán xét, đánh giá. Một số rối loạn nhận thức phát triển theo từng giai đoạn và các triệu chứng càng tăng mức độ nghiêm trọng khi bệnh càng tiến triển.

Vì thế, chúng ta không nên bỏ qua những dấu hiệu nhỏ nhất của rối loạn nhận thức. Người lớn tuổi có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống các thực phẩm tốt cho trí não, đồng thời rèn luyện trí nhớ bằng các thói quen như đọc sách, chơi cờ, giải câu đố, ghép hình...

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người lớn tuổi cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba (cây bạch quả). Đây là loại thảo dược chứa nhiều flavonoid và terpenoid, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não nhờ khả năng làm giãn mạch máu và giảm độ "dính" của tiểu cầu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Ginkgo biloba có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan đến suy giảm nhận thức, bao gồm cả tình trạng mất tập trung và suy giảm trí nhớ. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba nhưng không phải sản phẩm nào cũng mang đến hiệu quả như mong muốn.

Ginkgo biloba (cây bạch quả) là loại thảo dược chứa nhiều flavonoid và terpenoid giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn nhận thức

Để an tâm hơn, tốt nhất bạn nên lựa chọn cho mình các sản phẩm chứa Ginkgo biloba đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb761 của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các sản phẩm này chứa khoảng 24% flavone glycoside (chủ yếu là quercetin, kaempferol và isorhamnetin) và 6% terpene lactones (trong đó có 2,8-3,4% ginkgolides A, B,C, và 2,6-3,2% bilobalide). Đây là các hoạt chất chính góp phần tạo nên lợi ích vượt trội của Ginkgo biloba.

Tuy nhiên, việc chiết xuất thường khá khó khăn và rất ít sản phẩm có thể đạt được hàm lượng cao các hoạt chất này như Ginkgo biloba EGb761. Ngoài ra, các sản phẩm chuẩn hóa cũng đảm bảo nồng độ ginkgolic acid, một hợp chất gây độc tế bào, luôn được giữ ở mức cho phép, nhờ đó không gây tác dụng phụ cho người bệnh dù sử dụng trong thời gian dài.

Ginkgo biloba chuẩn hóa EGb761 là sản phẩm hiệu quả và an toàn được sử dụng trong trong điều trị các triệu chứng liên quan đến rối loạn nhận thức ở người lớn tuổi. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng càng sớm càng tốt khi đã có những dấu hiệu đầu tiên nhé.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X