Hotline 24/7
08983-08983

5 cách giải tỏa áp lực của nhà quản lý thành công

Dưới đây là 5 cách giải tỏa áp lực của những nhà quản lý thành công, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trở thành nhà quản lý là cơ hội lớn nhưng cũng là một trọng trách khó khăn. Người quản lý sẽ liên tục phải đảm đương khối lượng công việc nặng nề, vừa làm việc với đối tác, khách hàng, vừa chịu trách nhiệm theo sát, hướng dẫn đội ngũ của mình; tất cả tạo nên áp lực khổng lồ cho cuộc sống của họ. Tuy nhiên, họ không thể thoải mái giãi bày, thể hiện sự mệt mỏi trước mọi người.

Hậu quả của điều này là họ vô tình trút giận lên nhân viên, gia đình, hay tự dằn vặt chính bản thân mình, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Loại bỏ hoàn toàn áp lực là điều không thể, nhưng với một số chiến thuật phù hợp, bạn có thể dần kiểm soát và giảm thiểu được sự căng thẳng.

Dưới đây là 5 cách giải tỏa áp lực của những nhà quản lý thành công, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tổ chức và sắp xếp

Sự bừa bộn, vô tổ chức trong công việc sẽ thổi phồng thêm cho áp lực. Và không gì khiến một nhà quản lý trông kém cỏi hơn là việc không biết mọi thứ đang ở đâu hoặc một dự án quan trọng đang ở giai đoạn nào - điều này sẽ gây ra căng thẳng cho tất cả mọi người. Nhà quản lý chắc chắn phải làm việc với rất nhiều giấy tờ cũng như những báo cáo, thắc mắc của cấp dưới, nên việc đơn giản đầu tiên có thể thực hiện là sắp xếp một cách khoa học để không hoảng loạn khi mọi thứ rối tung rối mù. Điều này có nghĩa là dọn dẹp bàn làm việc, thu dọn hồ sơ hay nhập tài liệu giấy vào máy tính để dễ dàng tìm kiếm và theo dõi. Bạn cũng có thể nhờ tới thư ký hay trợ lý hỗ trợ những công việc như thế này.

Giao tiếp hiệu quả

Áp lực chắc chắn sẽ nảy sinh nếu nhà quản lý thất bại trong việc giao tiếp với cấp trên hay nhân viên của mình, dẫn tới hiệu quả công việc giảm sút. Đó là lý do vì sao đây là kỹ năng luôn có trong tất cả các tin đăng tuyển việc làm ở TPHCM cũng như nhiều nơi khác cho bất kỳ vị trí nào.

Khi quản lý một nhóm người, bạn cần biết mọi người đang làm việc gì, mục tiêu của họ là gì và họ cần giúp đỡ gì. Cách duy nhất để làm được điều đó là duy trì giao tiếp. Hãy sẵn sàng tiếp cận nhân viên của bạn và cho phép họ tìm tới bạn bất kỳ lúc nào trong ngày làm việc, dù là trực tiếp hay thông qua phương tiện điện tử. Các nhân viên luôn tôn trọng một nhà quản lý biết quan tâm, sẵn lòng lắng nghe họ giãi bày bất cứ điều gì mà không khiển trách hay coi thường họ. Đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều văn phòng phải làm online hoặc có nhân viên bị cách ly, giao tiếp giữa quản lý và nhân viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tách biệt giữa công việc và cuộc sống cá nhân

Làm quản lý không có nghĩa là bạn phải “đóng đinh” ở văn phòng hay sống chết với công việc 24/7. Mất cân bằng trong cuộc sống cũng là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng luôn thường trực. Một nhà quản lý thành công sẽ biết dành thời gian cho gia đình, bạn bè, những sở thích cá nhân để xả stress… Khi bạn cho phép áp lực công việc xâm chiếm cuộc sống cá nhân, cả gia đình bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng và giờ đây bạn có đến hai loại áp lực cần đối phó. Cuộc sống nên là điều bạn cần trân trọng nhất, là nguồn động lực tích cực cho công việc, chứ không nên bị vứt bỏ hoàn toàn khi bạn thấy mình cần ưu tiên công việc lên trên hết.

Chăm sóc sức khỏe bản thân

Các nhà quản lý cũng cần dành đủ thời gian để “yêu thương” cơ thể của mình. Bạn có thể tập một môn thể thao yêu thích, tập yoga cho dẻo dai, ngồi thiền để thanh lọc tâm trí… Những thói quen tốt như chăm sóc da, ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ theo đồng hồ sinh học cũng là cách giải tỏa áp lực nơi công sở. Đương nhiên, với khối lượng công việc khổng lồ thì có thể sẽ rất khó để làm được những điều trên. Nhưng đừng lấy lý do đó để buông thả hay hành hạ bản thân. Ở vị trí càng cao, bạn càng cần phải có một thể chất tốt và một tinh thần lạc quan, tràn trề năng lượng để lan tỏa cho tập thể nhân viên. Và bạn chỉ có thể làm được điều này khi biết cách chăm sóc bản thân.

Dựa vào những mối quan hệ thân thiết

Quản lý thì cũng là con người, cũng cần được lắng nghe và quan tâm. Khi áp lực vượt ngoài tầm kiểm soát, việc cố chôn vùi nó chỉ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn và biến bạn thành một quả bom nổ chậm. Tìm tới gia đình, đồng nghiệp hay bạn bè mà bạn cảm thấy an toàn và tin tưởng cũng là cách giải tỏa áp lực đang đè nặng tâm trí. Có thể nói ra cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, nhưng chắc chắn bạn sẽ phần nào thấy thoải mái và tích cực hơn khi được lắng nghe và được nhận những lời động viên ấm áp. Chúng ta không cần phải cô đơn trong cuộc chiến này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X