Hotline 24/7
08983-08983

4 cách điều chỉnh giấc ngủ khi trở lại với công việc

Khi đại dịch được cơ bản kiểm soát, mọi người dẫn trở lại cuộc sống như bình thường. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người phải "vật lộn" để thức dậy mỗi buổi sáng.

TS Bhanuprakash Kolla, một chuyên gia y học về giấc ngủ tại Trung tâm Y học Giấc ngủ tại Mayo, cho biết: “Không cần đi làm, mọi người vẫn có thể ngủ và khi điều đó thay đổi, họ sẽ mất một thời gian để điều chỉnh trở lại trạng thái bình thường mới".

Dưới đây là 4 mẹo giúp bạn thay đổi lịch ngủ dễ dàng hơn của hãng tin CNN.

1. Tạo lập thói quen ngủ và thức đúng giờ

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ

TS Raj Dasgupta, Phó giáo sư ở khoa lâm sàng tại trường Y Keck thuộc Đại học phía Nam California, cho biết tập thói quen ngủ và thức nhất quán rất quan trọng nếu bạn muốn ngủ được đúng giờ.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết ngủ và thức dậy đúng giờ rất quan trọng, kể cả ngày cuối tuần. Ngủ không đúng giờ sẽ gây ra bệnh lý về tim mạch, béo phì, tiểu đường, suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc và giảm sức đề kháng.

Ông Dasgupta khuyên: “Cài giờ báo thức và không bấm nút báo lại. Tự nhảy ra khỏi giường và thưởng thức thời tiết đẹp, ánh nắng ban mai. Điều này sẽ ức chế melatonin và tái khởi động nhịp sinh học”.

Kenneth Wright, giáo sư chuyên về tâm lý trị liệu ở Đại học Colorado Boulder, cho biết mở đèn trong phòng vào buổi sáng và đi bộ bên ngoài sẽ giúp chúng ta tập được thói quen ngủ sớm.

Ông Wright nhấn mạnh, điều quan trọng là hạn chế tiếp xúc ánh sáng đèn và thiết bị điện tử về đêm.

2. Chuẩn bị đi ngủ nên làm gì, hạn chế làm gì?

Hạn chế dùng điện thoại trước khi đi ngủ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Để thân thể nghỉ ngơi chính là giúp mình ngủ ngon hơn. Vì vậy, ta cần hạn chế tiếp xúc với laptop, điện thoại cảm ứng, tắt truyền hình và quên đi áp lực công việc vào ban ngày để ngủ ngon hơn.

Ông Dasgupta khuyên: “Chúng ta cần có các thói quen giúp bản thân và gia đình được thoải mái đầu óc. Đọc sách, tập bài giãn cơ, ngồi thiền, xếp hình cùng gia đình là các thói quen tốt. Mỗi người cần dành một ít thời gian hạn chế tiếp xúc với ánh sáng và giữ phòng mình không có ánh sáng nhưng vẫn được mát mẻ và yên tĩnh”.

Ông Dasgupta nói thêm, tắm trong bồn nước ấm, tập các bài căng cơ hay yoga trước khi đi ngủ cũng là lựa chọn tốt cho cơ thể.

TS Dasgupta khẳng định: “Các bài tập nêu trên sẽ giúp cơ thể được thoải mái và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nói cách khác, chúng ta đang giảm bớt áp lực thân thể trước khi đi ngủ bằng bài tập thả lỏng cơ, thiền và các bài tập thể dục khác giúp cơ và khớp dẻo dai”.

3. Không ngủ trưa một cách tùy hứng

Ông Dasgupta cho biết: “Ta chỉ cần ngủ trưa từ 15 đến 20 phút (trong khoảng 12 giờ đến 2 giờ chiều)".

Đối với người bị mất ngủ, ngủ trưa tùy hứng không phải là cách giải quyết vấn đề tốt. Điều này chỉ khiến bạn mất ngủ về đêm nhiều hơn.

4. Thể dục mỗi ngày

Bài tập giãn cơ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn

TS Dasgupta cho biết: “Vận động sẽ cải thiện giấc ngủ. Điều này sẽ giảm thời gian nằm trong giường”.

Ông Dasgupta cũng cho biết khi người bị hội chứng mất ngủ trong mùa dịch COVID-19 tập các bài thể dục ở mức độ trung bình, các bài tập nêu trên sẽ giúp họ mau buồn ngủ và họ có thể thăng được một giấc trọn vẹn hơn.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta chỉ nên vận động khi cảm thấy cần. Nhiều người cho rằng bài tập thể dục buổi sáng là giải pháp khởi động não và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Nói chung, chúng ta nên tập các bài thể dục tốt cho sức khỏe và cải thiện giấc ngủ bản thân để có được giấc ngủ ngon hơn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X