Hotline 24/7
08983-08983

28% nhân viên y tế bị trầm cảm

Đó là kết quả nghiên cứu do Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TPHCM, phối hợp cùng Đại học Oxford Anh Quốc, thực hiện trên 600 nhân viên y tế của bệnh viện.

Ts. Nguyễn Doãn Phương - Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần quốc gia, ở Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Nếu hiểu theo hướng 25% của 30% dân số, thì tỉ lệ mắc trầm cảm chung của Việt nam là 7,5%.
Vậy con số 28% nhân viên y tế của một bệnh viện bị trầm cảm nói lên điều gì?
Nếu thực sự tỉ lệ trầm cảm của ngành y cao gấp 4 lần tỉ lệ chung của cả nước, thì các nhà quản lí ngành y, các lãnh đạo cao hơn Bộ Y tế phải xem lại mình đã làm gì để cho tỉ lệ trầm cảm của nhân viên y tế cao như vậy. Nhân viên y tế cũng nên ý thức, chúng ta có nên tiếp tục hành nghề, hay phải “tự cứu mình trước khi trời cứu”.

Bác sĩ Việt Nam và nỗi lo không tên cho bệnh nhân!
Ở đất nước mà cái chết cận kề, mỏng manh như ở Việt Nam thì vai trò của bác sĩ lại càng được coi trọng. Họ được giao trọng trách cao cả là người nắm giữ sinh mạng của nhiều người cùng một lúc.

Nhưng nỗi lo lúc thập tử nhất sinh chưa hẳn đã đủ, bệnh nhân của nước ta còn được bác sĩ lo vì sợ.
- Sợ vì biết đâu hôm nay trong lúc đang cấp cứu, đang làm hồ sơ bệnh án, đang khám bệnh, đang trao đổi với người nhà …thì bỗng nhiên có một tên côn đồ nào đó cầm súng bắn vào thầy thuốc, phụ huynh bệnh nhân cầm bất kỳ thứ gì để hành hung bác sĩ…
- Sợ một ngày nào đó, hình ảnh mình tràn mặt báo, facebook với cái tựa đề: Bác sĩ gác chân lên bàn để khám bệnh. Người ta đâu có quan tâm lí do tại sao bác sĩ phải làm thế đâu. Áp lực dư luận, bác sĩ nghỉ việc.
- Sợ hôm nay đang dốc sức chữa bệnh cứu người lo cho người bệnh được sống, đưa người bệnh từ cửa Tử về với cửa Sinh, chạm vào thứ gọi là thập tử nhất sinh của đời người. Nhưng ngày mai để xảy ra sự cố y khoa thì cả dư luận vào mổ xẻ, quy chụp trách nhiệm.
- Sợ cái gọi là “sự thờ ơ, vô trách nhiệm, hạch sách” mà mọi người vẫn luôn gắn cho bác sĩ. Họ đâu biết rằng một ngày bác sĩ thăm khám bệnh nhân trong tình trạng quá tải, tới cái máy còn có thời gian nghỉ và công suất nhất định. Ngay cả thời gian ăn của bác sĩ cũng luôn phải tranh thủ thì sao chúng ta có thể bắt họ cười, họ niềm nở từ sáng sớm tới đêm khuya được?
- Sợ bị phơi nhiễm, nhiễm bệnh rồi gặp những hi sinh thiệt thòi hơn bất kỳ nghề nào. Cái chết chẳng hề báo trước! Rồi nỗi lo cơm áo gạo tiền phải tranh thủ đi làm thêm bên ngoài buổi tối, tranh thủ ngày nghỉ để đi làm việc trái nghề để cuộc sống bớt khó khăn, thiếu thốn.
- Sợ để vợ con thiệt thòi, người thân không được chăm lo đủ đầy vì quá bận rộn với công việc và nghiệp vụ chuyên môn, đầy rẫy những nỗi lo không tên khác cứ bám riết lấy người thầy thuốc khiến họ đã mỏi mệt lại càng phải gồng mình để đi hết con đường Y nghiệp chông gai.
- Và còn nhiều nỗi Sợ chưa gọi thành tên

Bác sĩ ơi, lo cho mình đi!
Trong số những nỗi lo ám ảnh ấy. Thì có nỗi lo của những sinh viên Y khoa, những bác sĩ đã đến tuổi tìm bến đỗ, những phụ huynh trót cho con theo học Y nhưng rồi cứ trằn trọc không biết khi nào con sẽ yên bề gia thất, lo cho hạnh phúc bản thân . Đặc biệt thì các nữ nhân viên y tế nỗi lo, sự thiệt thòi gấp nhiều lần
Thời gian của người học Y khoa đã gần hết thanh xuân, phần còn lại dành cho chuyên môn và công việc, chủ yếu để dành cho bệnh nhân của mình. Vậy thời gian nào để nghĩ cho bản thân, cho người thân cho cuộc đời mình.
Thế nên bác sĩ ơi, đã đến lúc phải lo cho hạnh phúc cho bản thân mình rồi đấy, tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc để có thêm điểm tựa vượt qua khó khăn trên con đường gian nan y học này. Chúng ta hãy tự hành động, tự bảo vệ chính bản thân mình thay vì ngồi trông ngóng ai đó sẽ tới giải thoát.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X