Hotline 24/7
08983-08983

10 dấu hiệu cảnh báo sớm của sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và có xu hướng tệ đi theo thời gian. Vậy chứng bệnh này có những dấu hiệu cảnh báo sớm nào?

Thuật ngữ “sa sút trí tuệ” mô tả một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của một người, bao gồm khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và xử lý vấn đề. Đây là một chứng rối loạn nhận thức có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Vì vậy, chúng ta cần nhận biết 10 dấu hiệu cảnh báo sớm sau đây để có thể kịp thời điều trị chứng sa sút trí tuệ.[1]

1. Mất trí nhớ

Mất trí nhớ là một dấu hiệu phổ biến của sa sút trí tuệ khi người bệnh dễ quên hoặc có biểu hiện đãng trí. Một người bị sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn khi nhớ lại thông tin mới tiếp nhận gần đây, chẳng hạn như ngày tháng, sự kiện, hoặc thông tin mới.

Do đó, người sa sút trí tuệ có thể cảm thấy cần dựa vào bạn bè và gia đình hoặc các công cụ hỗ trợ trí nhớ để theo dõi mọi thứ xung quanh.

Hầu hết chúng ta đôi khi quên nhiều thứ thường xuyên hơn khi ngày càng lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất trí nhớ này chỉ liên quan đến tuổi tác chứ không phải do sa sút trí tuệ thì sau này bạn vẫn có thể nhớ lại các thông tin.

2. Bối rối khi lên kế hoạch và xử lý các vấn đề

Một người bị sa sút trí tuệ có thể cảm thấy khó khăn khi thực hiện một kế hoạch, chẳng hạn như công thức nấu ăn khi vào bếp hoặc chỉ đường khi lái xe.

Khả năng giải quyết vấn đề của người sa sút trí tuệ cũng có thể gặp nhiều thách thức hơn, chẳng hạn như khi cộng các con số để thanh toán các hóa đơn.

3. Khó khăn khi thực hiện các công việc thường ngày

Người bị sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc thường ngày như thay đổi cài đặt TV, vận hành máy tính, pha một tách trà, đến một địa điểm cũ... Tình trạng bối rối với những công việc quen thuộc có thể xảy ra ở nhà hoặc nơi làm việc.

4. Nhầm lẫn thời gian và không gian

Người sa sút trí tuệ dễ đi lạc do nhầm lẫn thời gian và không gian

Chứng sa sút trí tuệ có thể khiến người bệnh khó đánh giá thời gian trôi qua. Nhiều người thậm chí cũng có thể quên họ đang ở đâu bất cứ lúc nào. Họ có thể cảm thấy khó hiểu các sự kiện trong tương lai hoặc quá khứ và có thể vật lộn với ngày tháng.

5. Gặp vấn đề nhận thức thị giác

Thông tin thị giác có thể là một thách thức đối với một người bị sa sút trí tuệ. Họ có thể cảm thấy khó đọc văn bản, đánh giá khoảng cách hoặc tìm ra sự khác biệt giữa các màu sắc. Một số người thường lái xe hoặc đạp xe có thể thấy những hoạt động này bỗng trở nên khó khăn.

6. Gặp trở ngại khi giao tiếp

Một người bị sa sút trí tuệ có thể khó tham gia vào các cuộc trò chuyện trong giao tiếp hàng ngày. Họ có thể quên những gì họ đang nói hoặc những gì người khác đã nói.

Bạn có thể thấy chính tả, dấu câu và ngữ pháp của người sa sút trí tuệ trở nên tồi tệ hơn. Chữ viết tay của một số người cũng trở nên khó đọc hơn.

7. Đặt sai vị trí của đồ vật

Một người bị sa sút trí tuệ có thể không nhớ được nơi họ để các đồ vật hàng ngày, chẳng hạn như điều khiển từ xa, tài liệu quan trọng, tiền mặt hoặc chìa khóa của họ. Tình trạng đặt sai vị trí đồ vật có thể khiến người bệnh bực bội và thậm chí buộc tội người khác lấy cắp.

8. Khả năng phán đoán và ra quyết định kém

Người bị sa sút trí tuệ khó có thể hiểu được đâu là công bằng và hợp lý mỗi khi đưa ra một quyết định. Điều này có thể dẫn đến tình huống khiến họ phải trả quá nhiều tiền cho những thứ bình thường hoặc dễ dàng mua những thứ họ không cần.

9. Tách biệt các hoạt động xã hội

Người sa sút trí tuệ thường muốn thu mình lại và tách biệt các hoạt động xã hội

Một người bị sa sút trí tuệ có thể trở nên thờ ơ việc giao tiếp xã hội với những người khác, cho dù là trong cuộc sống gia đình hay tại nơi làm việc.

Họ có thể trở nên thu mình và không nói chuyện với người khác, hoặc không chú ý khi người khác đang nói chuyện với mình. Họ có thể ngừng thực hiện các sở thích hoặc môn thể thao liên quan đến người khác.

10. Thay đổi tính cách và tâm trạng

Người bị sa sút trí tuệ có thể thay đổi tâm trạng hoặc thay đổi tính cách. Ví dụ, họ có thể trở nên cáu kỉnh, trầm cảm, sợ hãi hoặc lo lắng. Họ cũng có thể trở nên khó chịu hơn hoặc hành động không phù hợp hoàn cảnh.

Thực tế, không phải ai mắc bệnh sa sút trí tuệ cũng có đầy đủ 10 dấu hiệu ban đầu điển hình trên. Một người được chẩn đoán thường sẽ gặp phải hai hoặc nhiều dấu hiệu cảnh báo với mức độ đủ nghiêm trọng để cản trở sinh hoạt hàng ngày. Đây là một căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, vì thế chúng ta cần sớm nhận biết để có thể tìm ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Theo các chuyên gia sức khỏe, người lớn tuổi có thể bổ sung thêm các sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba (cây bạch quả) trong quá trình điều trị sa sút trí tuệ. Đây là loại thảo dược chứa nhiều flavonoid và terpenoid, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não nhờ khả năng làm giãn mạch máu và giảm độ "dính" của tiểu cầu.

Người lớn tuổi có dấu hiệu bị sa sút trí tuệ có thể bổ sung thêm các sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba (cây bạch quả)

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, Ginkgo biloba giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến suy giảm nhận thức, bao gồm cả tình trạng mất tập trung và suy giảm trí nhớ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba trên thị trường hiện nay.

Để nhận được hiệu quả như mong muốn, bạn nên lựa chọn các sản phẩm chứa Ginkgo biloba đạt tiêu chuẩn chuẩn hóa EGb761 của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các sản phẩm này chứa khoảng 24% flavone glycoside (chủ yếu là quercetin, kaempferol và isorhamnetin) và 6% terpene lactones (trong đó có 2,8-3,4% ginkgolides A, B,C, và 2,6-3,2% bilobalide). Đây là các hoạt chất chính góp phần tạo nên lợi ích vượt trội của Ginkgo biloba.

Thực tế, việc chiết xuất thường khá khó khăn và hiếm sản phẩm có thể đạt được hàm lượng cao các hoạt chất này như Ginkgo biloba EGb761. Ngoài ra, các sản phẩm chuẩn hóa cũng đảm bảo nồng độ ginkgolic acid, một hợp chất gây độc tế bào, luôn được giữ ở mức cho phép, nhờ đó không gây tác dụng phụ cho người bệnh khi dùng trong thời gian dài.

Ginkgo biloba chuẩn hóa EGb761 được biết đến là sản phẩm hiệu quả và an toàn khi sử dụng trong trong điều trị các triệu chứng liên quan đến sa sút trí tuệ. Đừng đợi đến khi chứng bệnh này trầm trọng mới sử dụng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể phòng ngừa ngay từ bây giờ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X