Hotline 24/7
08983-08983

10 căn bệnh nguy hiểm ở trẻ ẩn sau triệu chứng cảm sốt

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh cảm lạnh, nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ dùng thuốc giảm sốt. Nhưng ít người biết có những căn bệnh nguy hiểm ẩn sau những triệu chứng này.

BS Nguyễn Cát Phương Vũ, BV Nhi đồng Thành phố cho biết để bảo vệ sức khỏe của con, cha mẹ nên chú ý đến các triệu chứng của các bệnh trước khi quá muộn bởi nó có thể là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm. BS Phương Vũ nêu 10 căn bệnh ở trẻ, cha mẹ cần chú ý:

1. Bệnh sởi

Trẻ có thể bị nhiễm sởi từ việc ở trong căn phòng có người bị bệnh, ngay cả khi người bệnh đã rời khỏi phòng được 2 tiếng. Sởi rất dễ lây, có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ sẽ mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng, sốt, đau khớp, nổi đốm trắng trên má, phát ban.

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Giai đoạn đầu, bệnh sởi và bệnh cúm rất khó phân biệt với nhau. Để không lây lan, điều quan trọng là phải cách ly trẻ bị bệnh.

2. Bệnh ho gà

Trẻ sẽ ho khan, sốt, sổ mũi, ói mửa. Không phải mọi bác sĩ đều có thể nhận ra bệnh ho gà sớm. Trẻ mắc bệnh sẽ ho dữ dội và ói. Lúc này phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám và làm các xét nghiệm để xác định và điều trị bệnh.

3. Bệnh lao

Trẻ sẽ ho khan, tắc trong cổ họng, sốt, chán ăn, cảm thấy mệt mỏi, ngày càng yếu, da nhợt nhạt, chuột rút khi ho. Bệnh lao có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với cảm lạnh giai đoạn đầu, nhưng có một sự khác biệt quan trọng. Thông thường, khi một người bị nhiễm virus cảm lạnh, các triệu chứng biến mất sau một vài ngày.

Nhưng nếu mắc bệnh lao thì da trở nên nhợt nhạt, cơn sốt không biến mất trong một thời gian dài. Điều quan trọng là phải chú ý đến cơn ho của trẻ. Ho đi kèm với âm thanh kim loại và có thể dẫn đến chuột rút. Trong trường hợp nghi ngờ bệnhh lao, cần đi khám càng sớm càng tốt và được chụp X-quang phổi.

Phụ huynh cần cảnh giác khi trẻ mắc các bệnh có triệu chứng như cảm thông thường. Ảnh minh họa

4. Nhiễm virus Rota

Trẻ sẽ đau họng, sốt, sổ mũi, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy…Ai cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người bị bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm bệnh. Cơ thể mất rất nhiều nước do nôn mửa, tiêu chảy. Vì vậy mất nước là mối nguy hiểm lớn nhất cần đặc biệt quan tâm. Đó là lý do tại sao cha mẹ nên cho con uống nước nhưng chỉ với số lượng nhỏ, cứ 3-5 phút thì uống 1 thìa.

5. Bệnh suyễn

Trẻ ho, khó thở, tiếng kêu rít lên từ phổi. Ngoài bệnh truyền nhiễm, ho có thể do hen suyễn gây ra. Bệnh suyễn là một căn bệnh di truyền, vì vậy nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, hãy nên thận trọng. Khi một người bị hen suyễn, có nguy cơ bị nghẹt thở cao nếu họ bị siêu vi khuẩn SARS. Bệnh suyễn là một bệnh mãn tính phải điều trị trong thời gian dài. Bệnh hen suyễn có thể trầm trọng hơn bất cứ lúc nào, vì vậy, nên cho trẻ dùng thuốc kháng histamine theo chỉ định của bác sĩ.

6. Bệnh bại liệt

Trẻ sốt, khó chịu đau chân, cánh tay, không có cảm giác về hướng. Bại liệt là một căn bệnh rất nghiêm trọng và có thể gây liệt nặng. Bệnh thường không được chẩn đoán một cách chính xác và thay vào đó, được điều trị như cảm lạnh thông thường.

Chỉ khi trẻ bắt đầu phàn nàn về các cơn đau chân, cánh tay, xuất hiện các rối loạn vận động, hoặc mất đi cảm giác về hướng, các bác sĩ nghi ngờ một căn bệnh nghiêm trọng hơn. Bệnh bại liệt có thể được chẩn đoán chỉ sau khi xét nghiệm máu đặc biệt. Sau khi bệnh đã hết, trẻ sẽ phải trải qua một thời gian phục hồi lâu dài và khó khăn, những cử động bình thường có thể không bao giờ được phục hồi.

7. Rubella

Trẻ sổ mũi, đau họng, sốt, phát ban. Rubella là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus gây hại cho hệ thống miễn dịch và tất cả các cơ quan và hệ thống nội tạng. Một triệu chứng quan trọng của rubella là phát ban xuất hiện vào ngày thứ 3 sau lần nhiễm đầu tiên. Giai đoạn đầu, phát ban là cục bộ xung quanh tai, phần phía trước của cổ và má, nhưng nó không bao giờ xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc da bàn chân.

8. Chứng đau thắt ngực

Trẻ đau họng, sốt, amidan sưng to, lớp phủ màu trắng trên lưỡi và miệng, đau trong mắt, sốt cao trên 37,5 độ C, khó nuốt… Khi một đứa trẻ bị đau họng, sốt, cha mẹ thường theo thói quen tự nhiên cho rằng chúng bị cảm lạnh. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu sớm của chứng đau thắt ngực. Đau thắt ngực nguy hiểm vì những biến chứng nghiêm trọng của nó. Liên cầu khuẩn là mầm bệnh của bệnh này và thường lây nhiễm vào tim hoặc thận.

9. Bệnh bạch hầu thanh quản

Trẻ sốt, khó chịu, ho khan, cổ họng sưng. Bệnh bạch hầu thanh quản có thể bắt đầu với triệu chứng tương tự cảm lạnh. Khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, virus xâm nhập vào đường hô hấp trên và sau đó đi xuống những ống dẫn thấp hơn, làm cho cổ họng sưng lên. Vết sưng bóp cổ họng và khiến trẻ ho. Tiếng ho của trẻ nghe giống như một con chó sủa và hơi thở trở nên to và nặng.

Nếu nghi ngờ rằng đó là bệnh bạch hầu thanh quản, nên gọi xe cứu thương ngay lập tức. Bệnh này thường dẫn đến tử vong. Trừ khi một đứa trẻ được cấp cứu kịp thời nếu không đường hô hấp bị chặn và có nguy cơ nghẹt thở. Điều quan trọng cần nhớ là sự phát triển của bệnh rất nhanh và có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

10. Sốt ban đỏ

Trẻ đau họng, sốt, yếu ớt, phát ban đỏ. Bệnh ban đỏ xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Một ngày sau khi phát bệnh, ban đỏ sẽ nổi trên cơ thể.

Theo Nguyễn Oanh - Thế giới Tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X