Hotline 24/7
08983-08983

YOGA thích hợp cho người bệnh tiểu đường

Yoga là một hoạt động thể chất lành mạnh đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Luyện tập yoga giúp lưu thông khí huyết và phòng tránh nhiều bệnh tật rất tốt. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy luyện tập yoga thường xuyên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là một số động tác yoga và tác dụng của nó đối với bệnh tiểu đường.

Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường

Thế đầu tựa gối


Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân.
Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.

Thế căng giãn lưng

Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khiđầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chânđể dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào,nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.

Thế rắn hổ mang


Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.

Thế vặn cột sống

Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.

Cơ chế tác dụng của các tư thế

Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị

Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng.

Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga.

Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản

Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường.

Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý

Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể.

Theo Viện ứng dụng y học Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X