Hotline 24/7
08983-08983

Y học thật kỳ diệu: Thêm một bà mẹ không có tử cung vừa sinh con khỏe mạnh

Những tin vui liên tiếp từ các ca cấy ghép tử cung sinh con thành công đang mở ra niềm hy vọng mới cho những chị em phụ nữ bẩm sinh không có tử cung hoặc tử cung dị tật.

Sinh ra không có tử cung dường như là "bản án" đáng sợ nhất của người phụ nữ. Bởi không có bộ phận quan trọng này thì người phụ sẽ chẳng thể thực hiện thiên chức mang thai, làm mẹ.

Vậy nhưng gần đây, thêm một em bé đặc biệt tại Mỹ chào đời từ tử cung cấy ghép của mẹ, mở ra niềm hy vọng mới cho người bẩm sinh không có tử cung hay tử cung dị tật.

Em bé này là một bé gái, nặng 2,9 kg, chào đời bằng phương pháp sinh mổ tại Bệnh viện Đại học Y dược Baylor (Dallas, Texas, Mỹ). Cả hai đều mẹ tròn con vuông.

Đây là em bé thứ 2 tại Mỹ chào đời từ người mẹ có tử cung ghép


Mẹ của bé bẩm sinh đã không có tử cung vì bị một hội chứng với tên gọi Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser, khiến hệ thống sinh sản không phát triển và không thể mang thai.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi cô là một trong tám phụ nữ được lựa chọn để được cấy ghép tử cung từ những người hiến tặng. Đây là một bước đột phá trong y học được thực hiện bởi các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược Baylor từ năm 2016.

Em bé nặng 2,9kg, chào đời bằng phương pháp sinh mổ và hoàn toàn không có biến chứng gì


Trong 8 người được ghép tử cung đã có bốn người bị biến chứng nên buộc phải bỏ tử cung đã ghép ra. Vậy nhưng bà mẹ may mắn này đã là trường hợp thứ 2 sinh bé thành công. Chia sẻ với The Dallas Morning News, cô cho biết không có từ nào để diễn tả được cảm giác đang mang một đứa trẻ trong bụng.

Để được chọn vào nghiên cứu của Bệnh viện Baylor, phụ nữ phải ở độ tuổi 20 đến 35, khỏe mạnh và có buồng trứng bình thường.

Mẹ của bé là một trong tám người may mắn được chọn tham gia chương trình ghép tử cung của BV Đại học Y dược Baylor


Trước tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của những người phụ nữ được chọn. Sau khi thụ tinh, phôi thai sẽ được đông lạnh, chờ tới khi những phụ nữ này sẵn sàng mang thai. Tử cung cấy ghép sẽ được theo dõi trong khoảng 1 năm để loại trừ các biến chứng, sau đó phôi thai mới được cấy vào.

Tháng 12/2017, ca sinh đầu tiên từ người mẹ có tử cung cấy ghép tại Mỹ đã thu hút được sự quan tâm lớn của giới truyền thông và người dân. Thành công thứ 2 đến sau vài tháng càng khiến kĩ thuật cấy ghép tử cung được tin tưởng hơn nữa.

Em bé đầu tiên có mẹ mang tử cung ghép chào đời trước đó vài tháng là một bé trai


Bác sĩ phụ sản Robert Gunby nói với Daily Mail: “Đây là hy vọng tuyệt vời cho những phụ nữ chưa bao giờ nghĩ rằng họ có thể làm mẹ”.

Em bé đầu tiên trên thế giới được sinh ra từ tử cung cấy ghép là ở Thụy Điển vào năm 2015. Đến hiện tại, bác sĩ đầu tiên trên thế giới đỡ sinh cho em bé đầu tiên này cũng đã giúp thêm năm em bé chào đời bằng cách này.

Theo Minh An - Khám phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X