Hotline 24/7
08983-08983

Xử trí khi bé cầm nhầm đồ chơi của bạn

Con tôi 7 tuổi. Gần đây khi bé đi học về, tôi thấy trong cặp sách hay có đồ lạ, hôm con quay, lúc đèn pin… Tôi hỏi thì cháu nói bạn cho.

Hôm qua, khi đến đón con ở trường, một bạn của cháu chạy đến mách “bạn K hay lấy đồ chơi của cháu”, rồi bạn khác đến khóc um sùm kể thằng bé vừa bị con tôi giật kẹo… Tôi rất bực nên về nhà đã la mắng con rồi đánh cháu mấy roi.

c Nhà tôi không khó khăn tới nỗi không sắm được đồ cho con, nhưng những thứ đồ chơi “nhảm” hay bánh kẹo không tốt, tôi không mua về vì nghĩ nó không có ích, chỉ tốn kém, hại người. Giờ tôi không biết làm sao để sửa tính xấu cho con, nhờ chuyên gia tư vấn.

(Hải Hà)

dochoi-5421-1387065565.jpg

Ảnh minh họa: Theatlantic.com

Chào chị,

Trước hết, đứng trên góc độ tâm lý thì trẻ 5-7 tuổi đã hình thành nhu cầu sở hữu, thích có trong tay những tài sản của riêng mình. Tuy nhiên ý thức về đạo đức là tốt hay xấu thì trẻ chưa có những khái niệm như người lớn. Bên cạnh đó, suy nghĩ là không mua, không cho trẻ chơi những loại đồ chơi “nhảm” theo cách nhìn của người lớn lại không phải là cách nhìn của trẻ. Đối với trẻ, chỉ có đồ chơi chúng thích hay không thích.

Do đó, để khắc phục hành vi “cầm nhầm” đồ chơi của bạn, chúng ta có thể cho phép trẻ có một số đồ chơi theo nguyên tắc cho trẻ chọn một trong hai món đồ chơi mà chúng ta đã lựa theo một vài tiêu chuẩn của mình: Không dùng chất liệu độc hại (bằng sắt hay sơn có hóa chất), dễ hư hỏng, quá đắt tiền. Lưu ý là chỉ cho trẻ chọn một và trẻ được toàn quyền chọn mà không có sự ép buộc.

Trước khi chọn đồ chơi, chúng ta cũng có thể hỏi trẻ một cách tự nhiên những câu như: Trong lớp các bạn con thường chơi đồ chơi gì? Trong những món đó, con thích món gì? Tại sao con thích? Nếu được bố mẹ cho con mua một món đồ chơi, con sẽ chọn cái gì? Con chơi món đó như thế nào?

Tóm lại, ngay cả những món đồ chơi “nhảm” hay mang tính bạo lực, nếu người lớn biết cách hướng dẫn trẻ chơi để khám phá những khả năng hình dung, tưởng tượng, và đáp ứng nhu cầu sở hữu của trẻ, thì vẫn hữu ích và chúng ta nên đáp ứng nhu cầu này cho trẻ . Dĩ nhiên, bố mẹ nên hướng trẻ vào những đồ chơi hữu ích hơn, nhưng không có sự ép buộc phải chơi món này, không được chơi món kia.

Bố mẹ cũng có thể dùng việc mua đồ chơi như một sự động viên như sau một tuần học tập tốt, trẻ sẽ được thưởng bằng một món đồ chơi. Chúng ta cũng lưu ý là trẻ có thể làm hỏng những món đồ chơi như xe hơi, máy bay hay các thiết bị điện tử rất nhanh. Vì thế hãy lựa những món không quá đắt tiền, nếu trẻ làm hỏng cũng không tiếc lắm, và chỉ giới hạn ở một số lượng nào đó như mỗi tuần chỉ một món. Điều cần lưu ý là không nên dùng món đồ chơi như một sự trao đổi: Nếu con ngoan, học giỏi… sẽ được bố mẹ mua cho một món đồ chơi. Trẻ sẽ xem đây là một dịch vụ và việc học tập hay ngoan ngoãn là thứ trẻ dùng để trao đổi, không có quà thì sẽ không học.

AloBacsi.vn
Theo Lê Khanh - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X