Hotline 24/7
08983-08983

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Xét nghiệm để tầm soát đái tháo đường và tiền đái tháo đường để sớm phát hiện bệnh tránh biến chứng có thể xảy ra.

Tương tự như rất nhiều căn bệnh mạn tính khác, bệnh đái tháo đường (nhất là đái tháo đường typ 2) thường không biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt. Nếu chủ quan và đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng nghĩa là bạn đang tự đánh cược với tính mạng của mình. Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần đi khám định kỳ để bác sĩ sớm chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần đi khám định kỳ để bác sĩ sớm chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần đi khám định kỳ để bác sĩ sớm chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Những ai nên đi xét nghiệm đái tháo đường?

Theo khuyến cáo từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), xét nghiệm để tầm soát đái tháo đường (và Tiền đái tháo đường) cho người trưởng thành không có triệu chứng khi bạn hay người thân thuộc một trong những nhóm đối tượng nguy cơ sau:  

1. Bất kỳ tuổi nào nhưng có BMI ≥ 23 kg/m2 (người Châu Á) có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ:

- HbA1c ≥ 5.7%, rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn đường huyết sau ăn ở các lần xét nghiệm trước.

- Có người thân trong gia đình bị đái tháo đường.

- Chủng tộc nguy cơ cao: Châu Á.

- Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

- Tiền sử bệnh tim mạch.

- Người bị tăng huyết áp.

- HDL-C < 35 mg/dL (0.9 mmol/L) và/ hoặc Triglycerid ≥ 250 mg/dL (2.82 mmol/L).

- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

- Ít vận động thể lực.

- Các tình trạng lâm sàng liên hệ với tình trạng đề kháng Insulin, ví dụ béo phì trầm trọng, bệnh gai đen.

2. Đối với người từ 45 tuổi trở lên

3. Nếu xét nghiệm bình thường, lặp lại ít nhất là mỗi 3 năm.

Trong trường hợp các xét nghiệm lâm sàng cho thấy dấu hiệu đái tháo đường, bác sĩ có thể tiến hành một trong ba dạng xét nghiệm chuyên biệt sau trước khi đưa ra chẩn đoán.

Xét nghiệm glucose máu lúc đói

Đúng như tên gọi, xét nghiệm glucose máu lúc đói (FPG) được thực hiện sau khi người bệnh không ăn và uống gì (ngoại trừ nước lọc) trong 8 tiếng đồng hồ. Đó là lý do bác sĩ thường khuyên bạn đến bệnh viện lấy mẫu máu vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng. Nếu kết quả thu được trong hai lần đo ở hai ngày khác nhau đều từ 7 mmol/L (126 mg/dL) trở lên, bác sĩ sẽ có căn cứ chẩn đoán bạn bị đái tháo đường. 

Xét nghiệm glucose máu lúc đói
Xét nghiệm glucose máu lúc đói

Đây cũng là phương pháp rất hữu hiệu để bác sĩ đánh giá tác dụng của lối sống lành mạnh, thuốc hỗ trợ điều trị với những người đã được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết  (ăn nhiều, uống nhiều tiểu nhiều, sụt cân) thì bác sĩ sẽ yêu cầu lặp lại xét nghiệm.

Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống

Nhiều chuyên gia nhận định nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống (OGTT) là phương pháp xét nghiệm toàn diện nhất, tuy khó thực hiện và gây bất tiện cho người bệnh. Sau khi đã nhịn đói qua đêm khoảng 8 tiếng, bạn sẽ được lấy mẫu máu để kiểm tra glucose máu lúc đói. Kế tiếp, bác sĩ cho bạn uống dung dịch chứa 75 gr glucose hòa tan trong nước và tiến hành đo mức glucose máu định kỳ trong vòng 2 giờ kế tiếp. Do tốn khá nhiều thời gian nên khi được yêu cầu tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống, bạn có thể chuẩn bị vài quyển sách, tạp chí để đọc lúc chờ đợi. 

Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống
Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống

Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này là giúp phát hiện tình trạng tiền đái tháo đường, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai và người có biểu hiện kháng insulin.

Xét nghiệm A1C

Xét nghiệm A1C (hay còn gọi là HbA1C) đo hàm lượng glucose huyết ở hemoglobin – loại protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Kết quả thu được phản ánh mức glucose huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng gần đây. Ích lợi của phương pháp này là bạn không phải nhịn ăn, hoặc phải uống bất kỳ dung dịch nào trước và trong khi tiến hành xét nghiệm. 

Xét nghiệm A1C
Xét nghiệm A1C

Tuy nhiên, khi kết quả A1C không đồng nhất, không thể thực hiện xét nghiệm do hạn chế khách quan hoặc người bệnh có các yếu tố chống chỉ định (phụ nữ mang thai, rối loạn hemoglobin), bác sĩ cần cân nhắc và tiến hành hai loại xét nghiệm bổ sung.

Theo Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X