Hotline 24/7
08983-08983

Xem bốc mộ, đi đám ma khiến bệnh ung thư nặng hơn?

Từ sau khi ra nghĩa địa bốc mộ cho cha, ông Đàm về nhà thấy mệt mỏi, nuốt nghẹn đi khám bệnh thì phát hiện ung thư thực quản.

Lỗi tại bốc mộ, đám ma?

Ông Nguyễn Văn Đàm quê Hà Nam đến khám tại Bệnh viện K Hà Nội mệt mỏi vì căn bệnh ung thư thực quản. Ông Đàm cho biết vốn sức khỏe của ông bình thường, không đau đớn. Từ trẻ chưa bao giờ ông phải đi bệnh viện. Cách đây khoảng 10 ngày ông thấy ăn nuốt nghẹn nghẹn kéo dài ra phía lưng. Ông thấy đau râm ran ở bụng nên nghĩ bị đau dạ dày.

Sau khi đi khám ở tuyến huyện bác sĩ cho thuốc viêm dạ dày uống vẫn không đỡ, ông Đàm đành lên Hà Nội kiểm tra. Bác sĩ nội soi phát hiện ổ loét ở thực quản nên cho bấm sinh thiết để kiểm tra tế bào học. Kết quả dương tính với tế bào K thực quản.

Ông Đàm buồn rầu vì nhận “án tử”. Ông lo lắng và nghĩ đến mình chính xác phát bệnh từ sau khi bốc mộ cho cha ông hồi cuối tháng 10 âm lịch vừa qua.

Xem boc mo, di dam ma khien benh ung thu nang hon
Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Hà Nội cơ sở 2

Tương tự ông Đàm, ông Nguyễn Thế Vinh trú tại Thanh Hà, Hải Dương cũng chết điếng khi phát hiện ung thư đại tràng. Ông Vinh kể từ trước sức khỏe ông vẫn tốt. Cách đây gần 1 tháng, một người trong họ chết. Ông Vinh được giao nhiệm vụ tắm rửa, thay quần áo rồi về khâm liệm.

Vài ngày sau, ông Vinh bị sốt liên tục và có dấu hiệu đau bụng. Ông không biết bệnh gì nên cứ ở nhà uống thuốc lá. Đến khi không chịu được thì đến bệnh viện khám bác sĩ nghi ngờ viêm tụy rồi nội soi tiêu hóa phát hiện ung thư đại tràng.

Ông Vinh đã được bác sĩ phẫu thuật và tuần tới ông sẽ được truyền hóa chất. Ông vẫn cho rằng có bệnh từ trước nên khi đi khâm liệm đám ma về thì bệnh tái phát nhanh và nặng hơn.

Chị Nguyễn Thị Hảo trú tại Long Biên, Hà Nội tâm sự chị bị ung thư tử cung cách đây 4 năm và đã điều trị tạm thành công. Chị Hảo cho biết cùng điều trị ung thư với chị hầu như mọi người đều qua đời hết. Chị Hảo chứng kiến người bạn cùng giường điều trị ở Bệnh viện K Hà Nội đã điều trị ổn định.

Thế nhưng sau khi về đám ma mẹ chồng, một tháng sau quay lại bệnh viện kiểm tra khối u đã tái phát và di căn vào xương, não.

Vì sao như thế, chị cứ thắc mắc mãi.

Chuyên gia nói gì

GS Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K – Phó Chủ tịch hội phòng chống ung thư Việt Nam cho biết đây là quan điểm sai lầm của các bệnh nhân ung thư cũng như người nhà của họ. GS Đức cho biết đến nay các nghiên cứu về ung thư hay quan niệm này đều không có cơ sở nào liên quan đến việc đến dự đám tang gây tái phát, di căn ung thư hoặc bệnh tiến triển nhanh.

GS Đức cho rằng người bị ung thư là cả quá trình bệnh ấp ủ trong cơ thể và phát ra triệu chứng. Bản chất của bệnh ung thư cũng là tái phát và di căn. Việc tái phát và di căn chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Câu hỏi có nên đi đám ma khi bị bệnh ung thư không? GS Đức cho rằng đó là đạo hiếu, không nên câu nệ bệnh hay khỏe. Nghĩa tử là nghĩa tận, không nên câu nệ.

Tuy nhiên, đi đám ma, không khí u buồn, nặng nề, sẽ ảnh hưởng tâm lý đến người ung thư.

Dù không có mối quan hệ nào cho rằng tế bào ung thư ác tính dễ phát triển hoặc phát triển nhanh hơn khi đến thăm đám tang nhưng có ảnh hưởng về tâm lý.

Vì quá buồn, ảnh hưởng tâm lý nên bệnh nhân suy sụp, thể trạng yếu và đó là cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh chóng hơn.

GS Đức cho biết ở mọi trường hợp tâm lý trong điều trị ung thư cực kỳ quan trọng. Bác sĩ khuyến cáo người thân và chính người bệnh phải vượt qua cú sốc về tâm lý. Không nên u buồn, trầm uất, thúc đẩy tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Theo Ngọc Thúy - Phụ nữ TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X