Hotline 24/7
08983-08983

WHO cảnh báo: Dịch bệnh sởi đang lây lan nhanh

Trước xu hướng dịch bệnh sởi lan rộng trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo hành khách quốc tế về nguy cơ nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh này.

Nhóm dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dẫn nguồn WHO cho biết, trong những tháng qua, các trường hợp mắc sởi liên tục tăng cao trên thế giới, kể cả ở các quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi cao do bệnh dịch này lây lan nhanh ở các nhóm người chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

WHO đánh giá sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới với nguy cơ tiến triển rất nặng. Theo số liệu tổng hợp mới nhất (năm 2017), bệnh sởi là nguyên nhân của khoảng 110.000 trường hợp tử vong. Kể cả tại các quốc gia có thu nhập cao, các trường hợp biến chứng chiếm tới 1/4 trong số các bệnh nhân nhập viện, và có thể dẫn tới những di chứng lâu dài, từ tổn thương não, mù mắt, tới mất khả năng nghe.

Phó giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) Đoàn Thu Trà kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại trung tâm. ẢNH: MAI THANH


Triệu chứng ắc sởi

Triệu chứng ban đầu của sởi thường là sốt cao, bắt đầu từ 10 - 12 ngày sau khi phơi nhiễm và kéo dài từ 4 - 7 ngày. Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và những hạt nhỏ màu trắng bên trong vùng má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu.

Sau vài ngày bắt đầu nổi ban và thường ở vùng mặt và phía trên cổ. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến sởi là do các biến chứng của bệnh, bao gồm cả mù mắt, viêm não, tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa, hoặc viêm phổi.

Biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh sởi là tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh này. Vắc xin phòng sởi thường được phối hợp với vắc xin quai bị và rubella.

Nguy cơ nhiễm khuẩn của những người đi lại quốc tế

Bệnh sởi lây lan khi ho và chảy nước mũi, họng, tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng của người bệnh. Trong vòng 2 giờ, vi rút vẫn hoạt động và có khả năng lây nhiễm trong không khí, hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh.

Bệnh có thể lây truyền từ người sang người từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban.

Trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi có nguy cơ cao nhất bị mắc bệnh sởi và các biến chứng. Bất kỳ ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi (ví dụ người chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi, chưa từng mắc bệnh sởi), đều có thể bị bệnh.

Ngăn ngừa lây lan quốc tế

Theo đánh giá của WHO, những ổ dịch sởi gần đây cho thấy rõ những khoảng trống trong việc chống lại dịch bệnh sởi, ở cả trẻ em và người lớn.

Tất cả các hành khách quốc tế nên kiểm tra tình trạng tiêm chủng để đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi.

Những người chưa chắc chắn về tình trạng tiêm vắc xin sởi nên được tiêm ít nhất một mũi vắc xin này. WHO khuyến nghị tất cả các hành khách nên tiêm vắc xin sởi ít nhất 15 ngày trước khi khởi hành. Tất cả các hành khách nên nhận hướng dẫn từ các cán bộ y tế và ý thức về nguy cơ nhiễm bệnh sởi, sự lây truyền và triệu chứng bệnh.

Thông tin từ một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh… cho biết đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi mắc sởi. Đáng lưu ý, trong số đó có các bệnh nhân là người lớn, vào viện do biến chứng của bệnh sởi.

Trẻ từ 9 tháng tuôi  cần được tiêm vắc xin phòng sởi để chủ động phòng bệnh. ẢNH: LIÊN CHÂU


Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, để chủ động phòng bệnh sởi, người dân cần đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi, hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi, đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng bệnh.

Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin này tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi. Tiêm chủng đầy đủ giúp bảo vệ cá nhân và ngăn dịch bùng phát.

Theo Thanh Niên

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X