Hotline 24/7
08983-08983

WHO cảnh báo con số giật mình: 93% trẻ em hít không khí ô nhiễm hằng ngày

Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề đau đầu của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Có những chứng minh cho thấy ảnh hưởng đến trẻ em lớn hơn nhiều so với chúng ta tưởng.

Ô nhiễm môi trường - Vấn nạn toàn xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học… vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang tăng nhanh chóng mặt. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Theo đó, các yếu tố có tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường cũng có nhiều thay đổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, nhưng được đánh giá chủ yếu do các hoạt động của con người. Điển hình là các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp; hay chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học; do bụi khói của các phương tiện giao thông; do việc xử lý rác thải không hiệu quả…

Có ba loại ô nhiễm chính hiện nay đó là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong đó, ô nhiễm không khí là sự biến đổi lớn trong thành phần không khí hoặc do có mặt của chất lạ dẫn đến không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu.

Vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nhức nhối

Cảnh báo của WHO - Tổ chức Y tế Thế giới

Trong Hội nghị toàn cầu về ô nhiễm Không khí và Sức Khỏe, vấn đề ô nhiễm không khí được đặc biệt quan tâm. Nhất là những báo cáo về mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ em. Theo báo cáo của WHO khoảng 93% trẻ em dưới 15 tuổi phải hít không khí ô nhiễm và hơn 3 triệu trẻ em chết mỗi năm.

Điển hình Trung Quốc có hơn một triệu trẻ, Ấn Độ 600.000 trẻ và Mỹ có 38.000 ca tử vong vì ô nhiễm không khí. Đây là những đất nước có tình trạng ô nhiễm môi trường báo động, theo CNN. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh (GreenPeace) về “Hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu năm 2018”, Hà Nội đứng thứ 2 còn TPHCM đứng thứ 15 về mức độ ô nhiễm không khí ở khu vực Đông Nam Á.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến trẻ nhỏ

Các nhà khoa học của Viện Môi trường Stockholm (SEI), Đại học York (Canada) gần đây đã công bố một nghiên cứu liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời, theo đó, trong năm 2010, khoảng 2,7 triệu trường hợp sinh non trên toàn cầu. 18% trong tất cả các trường hợp trẻ sinh thiếu tháng có nguyên nhân là do người mẹ phơi nhiễm không khí. Ô nhiễm có hàm lượng bụi mịn (PM2.5) cao. PM2.5 đặc biệt có hại cho sức khỏe con người, vì nó có thể thâm nhập sâu vào phổi. Khi trẻ sơ sinh chào đời thiếu tháng (dưới 37 tuần tuổi), nguy cơ tử vong và khuyết tật về thể chất, thần kinh ngày càng gia tăng.

Trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp khi phải hít thở không khí ô nhiễm hằng ngày

Với các trẻ đã chào lớn và độ tuổi lớn hơn, ô nhiễm không khí khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh. Đặc biệt bệnh liên quan đến đường hô hấp như: nghẹt mũi, viêm xoang, ho, hen suyễn, viêm hô hấp, suy giảm chức năng phổi, thậm chí dẫn đến cả ung thư. Do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn non nớt nên trẻ em chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ việc không khí hít thở hằng ngày bị ô nhiễm. Đồng thời, do chiều cao của trẻ chưa phát triển nên trẻ phải tiếp xúc với nhiều phân tử bụi bẩn hơn so với người lớn.

Ngoài ra, các hoạt chất bụi trong không khí có thể gây kích ứng da và mắt, gây ra các bệnh như viêm da, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc. Các hóa chất, bụi này có thể lan xa trong không khí và tác động xấu đến sức khỏe của cả gia đình.

Ô nhiễm cũng tác động đến sự phát triển của não bộ. Trẻ thở nhanh gấp đôi; các hạt mịn thấm vào phổi, đi vào máu và tác động đến sự phát triển não bộ. Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng việc tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí và giảm khả năng bằng giao tiếp qua lời nói và của cử chỉ đối với trẻ em, giảm trí nhớ và ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường.

Biện pháp phòng ngừa cho bé

Bố mẹ sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

Từ chính phía người lớn, mỗi hành động từng ngày có thể giúp trẻ có bầu không khí trong lành hơn. Bố mẹ cần giảm thiểu việc dùng các nhiên liệu đốt cháy từ than, dầu hỏa bằng việc sử dụng điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió để giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí. Bởi vì việc đốt nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn carbon dioxide/năm.

Tích cực trồng thêm cây xanh

Trồng nhiều cây xanh, tạo ra diện tích cây xanh lớn xung quanh nhà nói riêng và trong thành phố nói chung. Đặc biệt, các đường phố có nhiều phương tiện qua lại, nơi hay xảy ra tình trạng ùn tắc. Việc này không chỉ xuất phát từ phía người dân mà còn cần tác động của các tổ chức chính phủ.

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa

Luôn giữ cho không gian sống trong lành, sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên lau dọn các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày để tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào mũi bé.

Xịt rửa mũi sạch sẽ

Các mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh mũi cho con vì mũi là cơ quan hô hấp tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều. Hình thành thói quen này cho trẻ sẽ giúp bé phòng tránh được nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý đơn liều cho trẻ sơ sinh hoặc bình xịt nước muối biển tự nhiên với trẻ trên 3 tháng tuổi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tiện lợi giúp mẹ thực hiện vệ sinh mũi cho bé dễ dàng hơn.

Xịt rửa mũi cho bé hằng ngày để tránh những bệnh hô hấp

>> Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mũi cho bé chuẩn chuyên gia

Đeo khẩu trang

Với những trẻ lớn hơn, người lớn nên dạy bé thói quen đeo khẩu trang khi ra đường. Mục đích để bé giảm thiểu việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại… Hạn chế cho bé ra ngoài đường giờ cao điểm, đi qua các địa điểm ùn tắc, thường xuyên ô nhiễm.

Uống nước nhiều hơn

Uống nhiều nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng bụi bẩn, vi khuẩn. Việc uống nước không chỉ cung cấp bù nước cho cơ thể hằng ngày mà có tác dụng rất lớn trong việc giảm tình trạng bụi bẩn bám vào mũi mà bé đã hít phải.

Đảm bảo thực hiện các cách trên, bố mẹ đã hỗ trợ rất nhiều trong việc đảm bảo chất lượng không khí tốt nhất cho bé. “Mọi đứa trẻ đều có quyền được hít thở bầu không khí trong lành, để có thể lớn lên và phát huy tối đa tiềm năng của mình” (Theo Tedros Adhanom Ghebreyesus - Giám đốc của WHO).

Tác giả: Hương Bùi

Tham vấn y khoa: Đinh Ngọc Hoa

Bạn có thể quan tâm:

>> Chuyên gia hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mắt cho bé

>> 10 sai lầm không ngờ 70% các bà mẹ Việt dễ mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Nguồn tham khảo

1. Tạp chí môi trường, Hiện trạng môi trường không khí tại Việt Nam

http://tapchimoitruong.vn/pages/article.=Hiện-trạng-môi-trường-không-khí-ở-Việt-Nam-38622

2. World Health Organization, Air polution and child health: prescribing clean air

https://www.who.int/ceh/publications/air-pollution-child-health/en/

3. BS. Jonathan Halevy, Ô nhiễm không khí và Sức khỏe trẻ em

https://www.vietnammedicalpractice.com/vi/tin-tuc/o-nhiem-khong-khi-va-suc-khoe-tre-em.html

4. Unicef, Rana Flowers, Let every breath count

https://www.unicef.org/vietnam/520576/let-every-breath-count-unicef-viet-nam.html

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X