Hotline 24/7
08983-08983

Vướng và đau cổ họng lâu ngày, liệu có phải ung thư thanh quản?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị vướng ở cổ họng đã 3 tháng, đi khám ở BV Tai Mũi Họng TPHCM và BV Hòa Hảo, chụp MRI và CT nhưng không phát hiện gì. Khi em nội soi thấy có nhiều hạt. BS kết luận viêm họng nhưng em uống thuốc mà không khỏi. Hiện tại em vướng và đau ở họng như có dị vật. BS cho em hỏi em có phải dấu hiệu của ung thư thanh quản, thực quản không?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Điều trị viêm họng hạt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Điều trị viêm họng hạt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Kết quả MRI và CT bình thường, nội soi chỉ phát hiện có viêm họng hạt, giúp loại trừ nghi ngờ ung thư trường hợp này. Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính, viêm nhiễm kéo dài và quá lâu. Người ta gọi là viêm họng hạt vì khi soi họng thấy rõ các tổ chức bạch huyết ở thành họng sưng lên, quá phát do bị viêm nhiễm và không có khả năng thu nhỏ lại được. Do thành họng có nhiều hạt, thu hẹp kích thước hơn bình thường, cùng với niêm mạc nhạy cảm do viêm tái phát thường xuyên nên người bệnh sẽ có cảm giác nuốt vướng.

Hiện tại nếu nuốt vướng và đau nhiều, bạn nên quay lại khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS kê đơn điều trị ổn định đợt cấp, hạn chế tái phát bạn nhé!

Thân mến.


Viêm họng hạt là do vùng niêm mạc tại khoang họng bị viêm nhiễm. Trong niêm mạc luôn có các lympho bào giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus, nấm có hại cho cơ thể khi đi qua khoang họng từ 2 đường đó là đường thở và đường miệng. Khi đó, các tế báo lympho bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất độc hại theo thời gian các lympho bào này phát triển thành các hạt to và được gọi là viêm họng hạt mạn tính quá phát.

Nhiều người lầm tưởng rằng: bệnh viêm họng, viêm họng hạt không lây. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh lý đường hô hấp này có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Con đường lây lan của bệnh viêm họng chính là: Dịch mũi, nước bọt và dùng chung các vật trung gian truyền bệnh (thìa, cốc, bát,…).

Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh; phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan... để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này.

- Điều trị dùng thuốc

Đối với bệnh nhân viêm họng hạt thường được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề và thuốc long đờm.

- Điều trị bằng tiểu phẫu đốt hạt

Đốt hạt là biện pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm họng hạt, nhất là đối với các hạt to: hiện nay biện pháp đốt hạt thường dùng là đốt bằng tia laser, đốt lạnh…

Ngoài ra, người bệnh cần giữ sạch răng miệng, đánh răng và súc miệng kỹ sau ăn. Không hút thuốc lá, kể cả hút thụ động (hít thở phải nhiều khói thuốc do người khác hút), kiêng rượu mạnh, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh...

Luôn giữ ấm vùng cổ, tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X