Hotline 24/7
08983-08983

Vướng đờm trong cổ, khạc nhổ liên tục, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Gần đây em hay khó chịu ở vùng vòm họng và có cảm giác bị vướng đờm ở cổ khó chịu và hay khạc nhổ liên tục. Liệu em bị bệnh gì ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng vướng đàm trong cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng vướng đàm trong cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Triệu chứng vướng đàm trong cổ thường gặp trong hậu nhiễm siêu vi hô hấp, hội chứng chảy dịch mũi sau, viêm họng hạt, loạn cảm họng do trào ngược dạ dày thực quản... Để chẩn đoán chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, em khám chuyên khoa Tai Mũi Họng là rõ ngay.

Song song đó, để điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm họng hạt là do vùng niêm mạc tại khoang họng bị viêm nhiễm. Trong niêm mạc luôn có các lympho bào giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus, nấm có hại cho cơ thể khi đi qua khoang họng từ 2 đường đó là đường thở và đường miệng. Khi đó, các tế bào lympho bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất độc hại theo thời gian các lympho bào này phát triển thành các hạt to và được gọi là viêm họng hạt mạn tính quá phát.

Khi bị viêm họng hạt, người bệnh có những biểu hiện sau:

- Họng có những chấm, hạt lớn nhỏ khác nhau, lấm tấm hoặc thành hạt lớn nhỏ tùy tình trạng bệnh.
- Cảm giác vướng, mắc, ngứa ngáy và khó chịu trong cổ họng.
- Ho khan không đờm. Tùy theo bệnh trạng mà tình trạng ho có thể nặng, nhẹ khác nhau.
- Ngoài ra có một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như đau, rát, khô cổ họng.

Viêm họng hạt tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được chữa trị kịp thời để lâu bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng cụ thể như:

- Virus sẽ làm tổ sâu ở vùng họng, rất khó trị dứt điểm
- Viêm họng, tái phát liên tục, dai dẳng, khó chịu
- Khó khăn trong nói chuyện, giao tiếp
- Hôi miệng kéo dài.

Nhiều người lầm tưởng rằng: bệnh viêm họng, viêm họng hạt không lây. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh lý đường hô hấp này có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Con đường lây lan của bệnh viêm họng chính là: Dịch mũi, nước bọt và dùng chung các vật trung gian truyền bệnh (thìa, cốc, bát,…).

Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh; phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan… để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này.

- Điều trị dùng thuốc

Đối với bệnh nhân viêm họng hạt thường được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề và thuốc long đờm.

- Điều trị bằng tiểu phẫu đốt hạt

Đốt hạt là biện pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm họng hạt, nhất là đối với các hạt to: hiện nay biện pháp đốt hạt thường dùng là đốt bằng tia laser, đốt lạnh…

Ngoài ra, người bệnh cần giữ sạch răng miệng, đánh răng và súc miệng kỹ sau ăn. Không hút thuốc lá, kể cả hút thụ động (hít thở phải nhiều khói thuốc do người khác hút), kiêng rượu mạnh, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh…

Luôn giữ ấm vùng cổ, tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X