Hotline 24/7
08983-08983

Vừa cứu thua vừa khiến Việt Nam chịu phạt đền, rốt cuộc VAR là gì?

Tại Asian Cup 2019, Liên đoàn bóng đá châu Á đã quyết định áp dụng VAR (trợ lý trọng tài video) nhằm hạn chế những sai lầm của các trọng tài. Ngay trong lần VAR ra mắt ở Asian Cup, tuyển Việt Nam đã hưởng lợi. Nhưng ở hiệp hai, Việt Nam bị thổi phạt đền vì VAR can thiệp.

VAR can thiệp giúp Việt Nam thoát bàn thua oan trước Nhật Bản. Đội trưởng Maya Yoshida ghi bàn bằng cánh tay. Ban đầu trọng tài công nhận bàn thắng, nhưng sau khi nghe tín hiệu của tổ trợ lý video, trọng tài chính quyết định ra đường biên xem lại video quay chậm. Sau khi trở lại sân, trọng tài ra dấu hiệu hủy bàn thắng của Nhật Bản.

Đầu tiên phải làm rõ, VAR không phải công nghệ. VAR là tổ trợ lý, sử dụng công nghệ video để hỗ trợ trọng tài. Nên không thể nói "trọng tài xem VAR", hay "trọng tài sử dụng VAR", chính xác phải là "xem lại video", "nghe ý kiến của VAR".

Tổ trợ lý trọng tài video này sẽ giám sát diễn biến trận đấu thông qua một hệ thống máy quay tối tân. Khi tình huống đáng chú ý nổ ra, những vị trợ lý này có thể yêu cầu trọng tài chính xem xét lại quyết định của mình và ngược lại. Nếu không chắc chắn, ông vua áo đen có thể tạm dừng trận đấu, vẽ 1 hình chữ nhật lên trời ra hiệu ông sẽ đi xem video để đánh giá tình huống thông qua những góc quay thuận lợi.

Cần biết rằng, VAR sẽ chỉ được sử dụng trong bốn trường hợp: liên quan đến bàn thắng; thẻ đỏ; penalty; không nhận diện được cầu thủ.

Tại World Cup 2018, VAR đã giúp sửa 16 quyết định sai thành đúng và nhận được lời khen từ Chủ tịch FIFA Gianni Infantino: "VAR làm bóng đá trong sạch hơn. Nhờ VAR, tỷ lệ quyết định chính xác của các trọng tài đã tăng từ 95% lên tới 99,32%".

VAR làm việc tại World Cup 2018. Ảnh: Getty Images.

Theo Tiến Thành - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X