Hotline 24/7
08983-08983

Vụ sập cầu Ghềnh: Vì sao không có vành đai bảo vệ?

Trước đây cũng đã có ý kiến về việc làm vành đai sắt bảo vệ mố cầu, nhưng chưa thực hiện được thì xảy ra sự cố sà lan đâm vào cầu.

Liên quan đến vụ sập cầu Ghềnh, trong buổi họp báo sau khi xảy ra sự cố sập cầu, ông Đặng Mạnh Trung, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đồng Nai cho biết: Trước đây cũng đã có ý kiến về việc làm vành đai sắt bảo vệ mố cầu và vấn đề này đã được đề nghị Ban ATGT xử lý, nhưng chưa thực hiện được thì xảy ra sự cố Sà lan đâm vào cầu.

Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết: Cầu Ghềnh được xây dựng từ năm 1902, do vậy nếu xây dựng các trụ chống xô xung quanh rất là khó khăn, bởi vì toàn bộ cầu đã hoàn chỉnh rồi, bây giờ nếu làm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống của cầu.

Do vậy, thay vì làm trụ chống xô thì Bộ GTVT đã chỉ đạo làm hệ thống phao tiêu biển báo rất đầy đủ để hướng dẫn phương tiện đi qua cầu.

cầu Ghềnh, sập cầu Ghềnh

Về nguyên nhân dẫn đến sự cố, ông Trường nói rõ: Nếu tài công thực hiện đúng theo hướng dẫn phao tiêu biển báo thì sẽ không có việc sà lan đâm vào trụ cầu Ghềnh.

“Ở đây là do người điều khiển thiếu ý thức đi sai luồng nên mới xảy ra sự cố đáng tiếc. Hiện các cơ quan chức năng chưa có khẳng định chính thức, nhưng trong sự cố này nhiều khả năng do 2 cậu cháu tài công uống rượu ngủ say nên để sà lan đi tự do nên mới xảy ra sự cố”, ông Trường nói.

Ông Trường cũng cho biết thêm, những cầu mới được xây dựng hiện nay đã tính đến việc va xô nên khi gặp sự cố sà lan đâm vào như ở cầu Gềnh sẽ không ảnh hưởng đến cầu.

Về phương án khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh, Thứ trưởng Trường cho biết, sau khi họp với tỉnh Đồng Nai các bên đã đi đến thống nhất trong vòng 10 ngày phải trục vớt xong sà lan và sửa chữa xong cầu trong vòng 3 tháng.

Theo Vũ Điệp - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X