Hotline 24/7
08983-08983

Viêm tuyến nước bọt mang tai làm cổ sưng, điều trị dứt điểm như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị sưng cổ, đi khám ở Bệnh viện K2 được BS kết luận viêm dạ dày và viêm hạch ngọc hàm hai bên, viêm tuyến nước bọt mãn tính, đã điều trị nhưng lâu lâu lại sưng lên. Xin BS cho em biết cách điều trị thế nào?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

viêm tuyến nước bọt mang tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
viêm tuyến nước bọt mang tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm chức năng tiết nước bọt. Những nguyên nhân gây viêm, rối loạn chức năng tiết nước bọt lâu dài không phải lúc nào cũng xác định được.

Trong nhiều trường hợp viêm tuyến kết hợp với một số bệnh như: Huyết áp cao, viêm đa khớp, viêm dạ dầy, viêm túi mật, đại tràng, rối loạn thần kinh thực vật, trong những trường hợp như vậy thường có giảm tiết nước bọt. Cần chẩn đoán phân biệt với các khối u tuyến nước bọt hoặc sỏi tuyến nước bọt.

Điều trị bệnh thường khó khăn và cần tìm ra nguyên nhân thì mới có thể dứt điểm. Trong giai đoạn bệnh bùng phát, bạn cần khám BS chuyên khoa Răng Hàm Mặt để tiến hành điều trị tích cực giúp tránh tổn thương nặng nề hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm tuyến nước bọt là một tình trạng xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản. Nhiễm trùng có thể là do lượng nước bọt giảm, tắc nghẽn, viêm hoặc một số nguyên nhân khác.

Nước bọt giúp tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn và giữ cho miệng sạch sẽ. Nước bọt đóng một vai trò trong việc rửa sạch vi khuẩn và các hạt vụn của thực phẩm, kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng. Khi nước bọt không được vận chuyển đi khắp khoang miệng thì lượng vi khuẩn và các hạt thức ăn bị rửa trôi sẽ ít đi và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và bất kỳ triệu chứng nào khác như sưng hoặc đau. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, mủ hoặc sốt. Máy hút khí có thể được sử dụng để hút áp xe.

Phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

- Uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt sạch sẽ
- Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng
- Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng
- Rửa miệng bằng nước muối ấm
- Ngậm cà chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.

Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, viêm tuyến nước bọt đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính hoặc tái phát lại.

Không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm tuyến nước bọt. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm tuyến nước bọt là uống nhiều nước và thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên bao gồm đánh răng và xỉa răng hai lần mỗi ngày.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X