Hotline 24/7
08983-08983

Viêm họng thanh quản có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu đi khám tại Bệnh viện K3 Hà Nội, BS bảo cháu bị viêm họng thanh quản là gì ạ, có nguy hiểm không? Tại sao cháu rát và đau họng như có kim châm vào, vậy cháu uống thuốc hơn tháng mà không thấy đỡ?

Trả lời
Viêm họng thanh quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm họng thanh quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Viêm họng thanh quản cấp là tình trạng sưng viêm của niêm mạc vùng hòng và thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Nếu không điều trị tích cực có thể diễn tiến thành mạn tính. Nếu đã sử dụng thuốc 1 tháng không đạt hiệu quả, bạn cần khám lại chuyên khoa Tai mũi họng để BS nội soi kiểm tra tìm nguyên nhân gây viêm dai dẳng bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh nghe khàn khàn.

Viêm thanh quản thường hết trong 2 đến 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Các triệu chứng khác bao gồm:

- Sốt;
- Ho khan;
- Đau họng;
- Ngứa cổ;
- Nghẹt mũi;
- Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.

Đối với trường hợp viêm thanh quản nhẹ bạn có thể dùng các loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen, ngoài ra còn có thể dùng siro ho, thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng. Bạn cũng nên nghỉ ngơi bằng cách nói nhỏ hoặc viết ra giấy thay vì nói bình thường. Nếu nguyên nhân gây viêm thanh quản là do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh.

Nếu nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là do khối u, bác sĩ có thể sẽ thực hiện cắt bỏ khối u đi.

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Dùng máy làm ẩm hoặc thở trong hơi nước ấm;
- Uống nhiều nước. Chất lỏng ấm như súp gà là tốt nhất;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt cao hoặc khó thở; hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần;
- Để cho giọng nói của bạn nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X