Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao vị thành niên bị "vỡ giọng"?

Cháu trai lớn của tôi mới 13 tuổi, cháu bị vỡ giọng vài tháng nay nên rất lo lắng và ngại giao tiếp với mọi người.

Xin quí báo tư vấn nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này.  Nguyễn Lan Hương (Quảng Ninh).


Trước tuổi dậy thì, giữa bé trai và bé gái đã có sự khác nhau về giọng nói nhưng rất kín đáo, chủ yếu là khác ở cường độ và âm sắc. Ở tuổi dậy thì, tác động của những yếu tố nội tiết đã làm cho giọng nói biến đổi đột ngột.

Ở trẻ vị thành niên nam, sự thay đổi giọng thường xuất hiện ở 12 - 14 tuổi, cùng lúc với sự phát triển nhanh của cơ thể và kéo dài từ 6 tháng đến một năm. Do kích thước thanh quản lớn lên và dây thanh dài thêm khoảng 1cm nên làm cho giọng nói trẻ lúc trầm lúc bổng đôi khi không kiểm soát được.

Về mặt tâm lý, có nhiều trẻ thành niên bị mất phương hướng vì sự thay đổi quá đột ngột và quá khác biệt của giọng nói nên trong vô thức không chấp nhận giọng mới này. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng gây rối loạn giọng tuổi dậy thì như bệnh nhân là con một, có nhiều chị em gái hoặc được cưng chiều quá mức.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có phong cách yếu đuối, ẻo lả... Trong những trường hợp này, bệnh nhân rất dễ bị hiểu lầm về giới tính hoặc bị chọc ghẹo khi giao tiếp. Ngoài yếu tố tâm lý, những bệnh lý về dây thanh như liệt nhẹ thanh quản, có rãnh bẩm sinh ở thanh quản... cũng làm cho giọng nói bé trai thiếu độ trầm khi trưởng thành.

Vỡ giọng phải được điều trị lâu dài bằng phương pháp luyện tập giọng đồng thời phối hợp với điều trị tâm lý liệu pháp. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào khả năng luyện tập, mức độ kiên trì của bạn và con khi luyện tập. Bạn nên đưa cháu đi khám ở cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

AloBacsi.vn
Theo BS Hoàng Sơn - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X