Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao lại dùng lá "mùi già" để tắm vào chiều 30 Tết ?

Thói quen được lưu truyền từ xưa đến nay, cứ đến chiều 30 Tết là người Việt lại mua lá mùi già về đun nước tắm. Vì sao lại có tục lệ này?

Sở dĩ người dân chọn loại lá này vì đây là loại lá có mùi thơm đặc trưng, có khả năng lưu hương rất lâu (2 - 3 ngày vẫn thơm). Đồng thời, hương của lá cây mùi có vị cay, ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe.

Theo quan niệm dân gian, việc tắm lá mùi già ngày 30 Tết giúp người dân xua tan những căng thẳng, mệt mỏi, những chuyện không vui hay bụi trần vướng bận trong suốt một năm cũ.

Việc tắm lá mùi còn giúp cơ thể được sạch sẽ, sảng khoái, thanh lọc để đón những niềm vui trong năm mới.

Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là cây mùi già đã trổ hoa, kết trái. Đặc biệt, thân cây phải chuyển từ màu xanh sang nâu tía. Loại mùi này khi được đun lên sẽ có mùi rất đặc biệt, vừa nồng ấm lại vừa có vị ngan ngát rất đặc trưng.

Hiện tại, nhiều gia đình đã không còn tục lệ đun lá mùi già để tắm vào dịp 30 Tết nữa nhưng họ vẫn mua về, đun nước, mở nắp vung nồi để mùi hương lan tỏa khắp căn nhà, lấn át đi những mùi bụi bẩn, ẩm mốc...

Tại sao phải dùng lá mùi già để tắm mà không phải loại lá khác?

Ngày xưa, khi cuộc sống còn khá khó khăn, chưa phát triển, người dân không có các loại mĩ phẩm, dầu tắm, dầu gội nên phải lựa chọn lá mùi già để tắm.

Sở dĩ người dân chọn loại lá này vì đây là loại lá có mùi thơm đặc trưng, có khả năng lưu hương rất lâu (2 - 3 ngày vẫn thơm). Đồng thời, hương của lá cây mùi có vị cay, ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe.

Theo nhiều nghiên cứu, loại cây này còn có tính sát khuẩn, kháng khuẩn tốt. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống oxy hóa cao, có thể giảm viêm da, chống viêm nhiễm.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Hướng dẫn đun nước lá mùi già

 Bước 1: Chuẩn bị: muối, gừng, 2 bó lá mùi già.

Bước 2: Rửa thật sạch lá mùi và gừng, đập dập gừng (không nên băm nhỏ mà chỉ nên đập dập)

Bước 3: Cuộn bó lá mùi lại sao cho gọn, vừa với nồi, cho gừng, đổ nước gần đầy và đun sôi.

Bước 4: Sau khi nước sôi, chắt nước lá mùi đã đun ra chậu, thêm một chút muối, hòa loãng với nước ấm.

Bước 5: Có thể tận dụng lá mùi đã đun để làm thơm nhà bằng cách đổ vào nồi một chút nước, đun lửa nhỏ (đủ để nước bốc hơi).

*Những người không nên tắm lá mùi già

Người mắc bệnh viêm da

Những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.

Người ăn no

Kể cả với những khi vừa ăn no không nên tắm lá mùi già vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.

Trẻ mắc sởi hay thủy đậu

Không nên tắm cho những trẻ đã mắc bệnh sởi hay thủy đậu khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay. Bởi việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.

Trẻ sơ sinh

Việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức lưu ý vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.

Theo VTC News

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X