Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao không ngửi thấy mùi thơm của dầu gió nữa mặc dù rất "nghiện"?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị nghiện dầu gió. Ban đầu sử dụng ngửi thấy mùi thơm dễ chịu nhưng em bị nghiện tới nay cũng gần 10 năm rồi. Nhưng thời gian này em không ngửi thấy mùi thơm dễ chịu nữa, ngay cả mùi nước hoa nặng em cũng không ngửi thấy, hoặc một số mùi thức ăn và những thứ có mùi thơm. Như vậy đó có phải là bệnh không bác sĩ?

Trả lời
Nghiện mùi dầu gió. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nghiện mùi dầu gió. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thành phần của dầu gió là tinh dầu và các chất chiết xuất từ tinh dầu, như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol, methyl salicylat, camphor, cineol… Theo khuyến cáo, trước khi thoa dầu gió cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ. Không bôi quá nhiều dầu và trên diện rộng. Không dùng nhiều hơn ba - bốn lần trong ngày. Cũng không nên dùng thường xuyên mà ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt. Nếu dùng quá nhiều dầu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Hiện tại, bạn nên hạn chế việc sử dụng dầu gió và khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân vì sao bị mất mùi bạn nhé!

Thân mến.


Dầu gió là một dạng thuốc bào chế để dùng ngoài, với thành phần chủ yếu là các tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà, có công dụng kháng khuẩn chống viêm, giảm đau, chống xung huyết, giảm phù nề và làm cho tinh thần sảng khoái.

Với các chứng bệnh viêm mũi nói riêng và viêm đường hô hấp trên nói chung, dầu gió có một công dụng trị liệu nhất định. Tuy nhiên, các loại tinh dầu đều có tính kích ứng, cho nên không nên dùng nhiều vì có thể gây rát vùng màng nhầy mũi họng.

Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có thể gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở nhất là đối với trẻ em dưới 2 tuổi.

Nếu dùng thường xuyên sẽ làm cho cơ thể lâm vào tình trạng "nhờn thuốc", khiến cho công dụng của dầu gió bị giảm sút. Bởi vậy, chỉ nên hít dầu gió khi bị bệnh, khi khỏi thì dừng lại hoặc vận dụng phương thức ngắt quãng. Với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú thì tuyệt đối không nên sử dụng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X