Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao bệnh sỏi mật "phổ biến" ở chị em phụ nữ?

Tại Việt Nam, bệnh sỏi mật thường phổ biến ở chịu em phụ nữ, theo các bác sĩ bệnh sỏi mật nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ, nguyên bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho biết sỏi túi mật là bệnh nguy hiểm và phổ biến. Tại Mỹ, có 25% bệnh nhân nữ trên 60 tuổi bị sỏi túi mật, nam giới khoảng 12%.

400 viên sỏi ken trong túi mật

Mới đây, các bác sĩ bệnh viện E Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị sỏi túi mật. Qua phẫu thuật nội soi 400 viên sỏi đã được lấy ra.

Bệnh nhân N.T.M. (60 tuổi, trú tại Thái Nguyên) vào viện trong tình trạng đau hạ sườn phải, mệt mỏi.

Theo người nhà, bệnh nhân M. đã phát hiện bị sỏi túi mật từ 4 năm trước nhưng lúc ấy bệnh không có dấu hiệu đau nên bệnh nhân chỉ điều trị nội khoa ở tỉnh và uống thêm thuốc nam.

Gần đây, bà thường xuyên bị viêm túi mật tái phát đi tái phát lại nhưng vẫn không chịu đi viện và bệnh viêm túi mật trở nên mãn tính. Chỉ đến khi bà M. đau vùng hạ sườn ngày càng nhiều bà mới đi viện khám. Bác sĩ chẩn đoán là viêm túi mật mãn tính có sỏi.

Bà M. được chuyển xuống bệnh viện E, qua siêu âm bác sĩ phát hiện túi mật của bà M. có nhiều sỏi lấp đầy, thành mật dày do viêm mãn tính, không có dịch mật.

Sau đó, bà M. được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt túi mật cho bệnh nhân. Các bác sĩ đã lấy ra số lượng sỏi chứa trong túi mật khoảng 400 viên, trong đó viên có đường kính lớn nhất là 1cm (như viên bi), đường kính nhỏ nhất là 0,3cm; màu sắc của viên sỏi màu vàng sẫm, nâu đen.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Trước đó, anh Vũ Văn Th. (Hà Đông, Hà Nội) vào viện cấp cứu vì đau bụng dữ dội kèm theo buồn nôn. Anh được đưa vào bệnh viện Đại học Y Hà Nội và được chẩn đoán sỏi mật gây viêm tuỵ cấp. Sau 15 ngày nằm viện, anh Th. mới được ra viện.

Cũng giống bà M. anh Th. phát hiện sỏi mật trong 1 lần đi khám sức khoẻ định kỳ nhưng không muốn “động dao kéo” nên anh Th. đã về nhà điều trị nội khoa và uống thực phẩm chức năng. Kết quả sỏi không tan mà túi mật ngày càng dày lên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Không chỉ viêm túi mật mà anh còn bị viêm tuỵ cấp biến chứng của sỏi đường mật gây ra.

Sỏi mật triệu chứng như nào?


Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ, nguyên bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho biết sỏi túi mật là bệnh nguy hiểm và phổ biến. Tại Mỹ, có 25% bệnh nhân nữ trên 60 tuổi bị sỏi túi mật, nam giới khoảng 12%.

Sỏi túi mật ở người Việt Nam có tỷ lệ rất cao. Sỏi mật gây sốc nhiễm trùng, viêm phúc mạc mật, áp xe gan, viêm tuỵ cấp và đa số bị ở phụ nữ. Phụ nữ nguy cơ bị sỏi gấp 3 lần nam giới.

Nguyên nhân của sỏi ở túi mật liên quan chủ yếu tới thừa cholesteron trong máu. Bình thường cholestesron trong mật phải được hoà tan nhưng do bất thường làm rối loạn cholesteron và làm cholesteron kết tủa thành sỏi.

Ở đường mật, nguyên nhân do nhiễm trùng ngược dòng ở đường tiêu hoá lên trên đường mật kết hợp với canxi tạo ra sỏi đường mật. Sỏi đường mật thường gặp ở người trên 30 tuổi, trẻ hơn sỏi túi mật.

Béo phì là nguyên nhân gây sỏi mật bởi vì béo phì giảm sự tống xuất ở túi mật.

Nếu bệnh nhân giản cân quá nhanh cũng gây sỏi mật vì khi đó gan tạo nhiều cholesteron chuyển tới mật gây sỏi túi mật. Nên giảm cân 1 kg 1 tuần để tránh tạo sỏi. Để xác định sỏi túi mật, bác sĩ chỉ cần siêu âm là biết được có sỏi hay không.

Sỏi đường mật đa số không tồn tại lâu và nó sinh ra biến chứng làm bệnh nhân khó chịu như gây tắc mật làm vàng da, nước tiểu vàng sẫm màu, mắt vàng, da vàng. Ngoài ra, sỏi đường mật bệnh nhân sẽ đau và sốt. Đau vùng hạ sườn phải hoặc trên rốn. Khi bị sốt cao sẽ kèm theo rét run. Ba triệu chứng điển hình là sốt, vàng da, đau hạ sườn là dấu hiệu của sỏi đường mật.

Khác với sỏi đường mật, sỏi túi mật thường không có triệu chứng.

Bác sĩ Cừ cho biết đa số bệnh nhân chủ yếu phát hiện tình cờ qua khám bệnh định kỳ hoặc các bệnh khác. Khoảng 5 năm sau bị sỏi thì có bắt đầu triệu chứng và diễn tiến ngày càng nặng hơn.

Nếu như trước đây bị sỏi túi mật bác sĩ phải mổ mở thì mổ rất to đến nay thì bệnh nhân có thể được điều trị nội soi không phải mổ hơn.

Những phụ nữ như trên 40 tuổi, béo phì, sinh nhiều con, bác sĩ Cừ khuyến cáo nên đi kiểm tra sỏi mật vì nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng.

Để phòng sỏi mật nên thực hiện chế độ ăn giàu rau xanh, giảm các chất béo. Đặc biệt, phụ nữ nên hạn chế uống thuốc tránh thai vì estrogen có yếu tố tăng tạo sỏi.

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X