Hotline 24/7
08983-08983

Vệ sinh răng miệng và phòng bệnh hô hấp cho trẻ

Vệ sinh răng miệng cho trẻ là việc rất quan trọng có liên quan đến phòng bệnh hô hấp. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa thực sự nắm rõ tầm quan trọng và vệ sinh cho trẻ đúng cách.

Bệnh răng miệng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh hô hấp

Rất nhiều huynh xem nhẹ vấn đề bảo vệ răng miệng cho con mà không biết rằng, phần lớn các bệnh trong cơ thể đều xuất phát từ răng miệng.

Theo một nghiên cứu gần đây cho biết thì có khoảng 700 loại vi khuẩn ẩn chứa trong khoang miệng và hầu hết chúng đều liên quan hoặc có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch. Tất cả những điều trên đều nói lên tầm quan trọng của việc bảo vệ răng miệng cho bé.

Vệ sinh răng miệng không tốt cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về hô hấp cho trẻ như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan…

Cách phòng bệnh hô hấp và vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ

Tạo thói quen xúc nước muối trước khi đi ngủ

Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối không được pha quá mặn. Về mùa lạnh, nên súc miệng nước muối ấm. Việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn.

Với trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng bằng nước muối loãng, cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn xô sạch nhúng vào nước muối ấm nhẹ nhàng lau kẽ răng, lợi cho trẻ. Với trẻ nhỏ cần lau cả lưỡi vì lưỡi trẻ có thể bị lên men, tưa, có nhiều vi khuẩn...

Tuyệt đối không được vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau khi ăn, do cấu tạo dạ dày và thực quản của trẻ thẳng nên dễ bị nôn, chớ....

Hạn chế việc ngậm bình sữa

Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ngậm bình sữa liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí qua đêm. Việc ngậm bình sữa liên tục sẽ tạo môi trường ngọt thường xuyên bao quanh răng, gây tăng nguy cơ sâu răng.

Ngoài ra việc ngậm bình sữa liên tục cũng làm tăng khả năng các cặn sữa tồn tại trong khoang miệng, khó làm sạch có thể dẫn đến bệnh tưa miệng ở trẻ em.

Mút ngón tay

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có thói quen mút ngón tay. Theo tâm lý học, mút ngón tay khiến cho trẻ có cảm giác thoải mái và được bảo vệ. Phần lớn trẻ trong độ tuổi 2-4 có thói quen này nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng.

Tuy nhiên, nếu thói quen này tiếp tục được duy trì sau độ tuổi đến trường (trên 5 tuổi), độ tuổi này trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, việc mút ngón tay sẽ làm các răng có xu hướng bị đẩy về phía trước, gây ra cắn hở vùng răng phía trước, môi không che hoàn toàn cung răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.

Khám răng định kỳ, thường xuyên

Nhiều cha mẹ chỉ đưa bé tới gặp nha sĩ khi đau hoặc sưng lợi mà không biết rằng các tổn thương sâu răng có thể được dự phòng và điều trị từ sớm, khi trẻ đã có các biểu hiện rõ rệt việc điều trị trở nên khó khăn hơn do trẻ không hợp tác và những sang chấn tâm lý từ những can thiệp nha khoa.

Do đó ý nghĩa của việc khám răng đình kỳ là rất quan trọng, ngay khi bạn không có những biểu hiện bất thường về răng miệng. Thời gian nên đi khám răng miệng định kỳ đó là 4-6 tháng/lần theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, vì vậy hãy lên kế hoạch để hàm răng của bạn được chăm sóc và bảo trì ngay từ hôm nay để phòng các bệnh về răng miệng.

Chải răng đúng cách

Chải răng đúng cách được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đó là theo phương pháp Bass cải tiến: đặt bàn chải nghiêng một góc 45° so với bề mặt răng tại vị trí cổ răng, xoay tròn và rung nhẹ tại chỗ mỗi vùng từ 6-10 lần, xoay bàn chải để lông bàn chải chạy dọc theo chiều trên dưới của răng, chải tất cả các vùng của răng.

Để dễ nhớ, bạn nên chải theo nguyên tắc: chải hàm trên trước, hàm dưới sau, mặt ngoài trước, mặt trong sau. Đối với mặt nhai chải theo động tác tới lui ngắn tránh bỏ sót.

Theo Thế giới trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X