Hotline 24/7
08983-08983

Uống rượu pha hóa chất có ảnh hưởng gì không BS ơi?

Câu hỏi

BS cho hỏi, Uống nhầm một ít hóa chất pha vào rượu có bị sao không? Chồng tôi có chai rượu thuốc để trong tủ lạnh để uống hàng ngày, hôm qua chồng tôi rót rượu ra cốc để uống nhưng chưa kịp uống vì có điện thoại của khách hàng nên phải đi gấp. Đứa cháu tôi nghịch ngợm, đổ một ít nước lau bếp Cif vào cốc rượu của chồng tôi (tôi mới mua chai nước lau bếp để trên bàn chưa dùng), sau đó chồng tôi về không biết nên đã uống phải cốc rượu đó. Chồng tôi uống một nửa cốc rượu, nửa còn lại không uống hết nên đổ vào chai rượu thuốc để trong tủ lạnh. Buổi tối tôi về thấy chai nước lau bếp Cif bị mở và vơi đi tôi có hỏi đứa cháu và biết cháu có nghịch dại. Hiện tại chồng tôi chưa thấy sao nhưng xin hỏi BS bị uống nhầm hóa chất pha vào rượu sau này có bị ảnh hưởng gì không? Nếu rượu bị lẫn hóa chất để trong tủ lạnh thì hóa chất có bị bay hơi và nhiễm vào thức ăn để trong tủ lạnh không? Xin cám ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Uống rượu pha hóa chất. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống rượu pha hóa chất. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Các hoá chất bay hơi nếu để gần thức ăn thì có thể gây nhiễm độc, do đó thường khuyến cáo không nên để thức ăn gần các hoá chất. Việc uống nhầm một số loại chất tẩy rửa có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, thậm chí là thủng dò thực quản, dạ dày, ruột…

Do đó tốt nhất không nên gây nôn hay rửa dạ dày. Bạn nên cho chồng uống nhiều nước để pha loãng và tới BV càng sớm càng tốt nếu có triệu chứng khó chịu về tiêu hoá bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nạn nhân khi nuốt hóa chất thường có biểu hiện đau họng, buồn nôn, nôn mửa, ho sặc sụa, môi và lưỡi sưng đỏ, phồng rộp, chảy máu, đau vùng thượng vị, mũi ức hoặc đau lan tỏa khắp bụng. Ngoài ra, có thể xuất hiện các vết bỏng, lở loét quanh vùng miệng do nuốt phải một loại hóa chất có tính ăn mòn như kiềm, axít, chất tẩy rửa. Tổn thương còn tùy theo loại hóa chất, nồng độ hóa chất, thời gian và liều lượng mà nạn nhân nuốt hoặc ăn phải.

Nạn nhân bị khó thở, thở gấp, mặt tím tái, da nhợt nhạt, suy hô hấp. Ngoài ra có thể nghe thấy tiếng thở rít do co thắt thanh quản. Nạn nhân bị ngộ độc hóa chất, nhất là trẻ em thường có các biểu hiện rối loạn ý thức, la khóc, thậm chí cũng có thể hôn mê.

Chất tẩy rửa là các chất có tính ăn mòn mạnh vì vậy tuyệt đối không được gây nôn. Làm vậy sẽ khiến hóa chất tràn vào khí quản lần nữa, càng tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Các hơi hóa chất xâm nhập thực quản khiến nạn nhân dễ bị viêm phổi.

Trước khi đưa tới bệnh viện có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Phải uống từ từ, tránh bị sặc nước nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn.

Để phòng tránh hậu quả:

- Để hóa chất trong hộp riêng, đậy kín, tốt nhất là có khóa, tránh xa tầm tay trẻ em. Không để bất cứ loại hóa chất nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại.

- Không nên tái sử dụng các vỏ chai đựng nước uống, chai màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc bên trong để đựng hóa chất nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.

- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên, ít độc hại hơn.

- Nhà sản xuất các loại hóa chất độc hại cần có cảnh báo bằng hình ảnh nguy hiểm và in chữ to bằng tiếng Việt cho người sử dụng dễ dàng nhận biết và phân biệt.

- Quan trọng hơn, cần biết cách xử lý tức thời khi tình huống không ngờ xảy ra.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X