Hotline 24/7
08983-08983

Uống rượu khi ăn tiết canh lợn có diệt được khuẩn liên cầu lợn?

Liên cầu lợn là căn bệnh truyền nhiễm lây từ lợn sang người, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết, tổn thương não, dễ dẫn đến tử vong.

Nhiều đấng mày râu truyền tai nhau rằng, khi ăn tiết canh mà uống rượu sẽ diệt hết vi khuẩn có trong tiết canh. Tuy nhiên, trên thực tế, TS.BS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định không có cách nào tiêu diệt được liên cầu lợn trong tiết canh.

“Liên cầu lợn là căn bệnh truyền nhiễm lây từ lợn sang người, là tình trạng nhiễm khuẩn huyết gây tổn thương não, toàn bộ các cơ quan phủ tạng, bệnh nhân dễ tử vong nhanh. Nếu bệnh nhân cứu được cũng phải tốn kém rất nhiều và thời gian nằm viện lâu”, TS Hải chia sẻ trên báo Sức khỏe đời sống

Dù trong món tiết canh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng do đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người nên họ đã bỏ ngoài tai mọi khuyến cáo phòng bệnh, vẫn vô tư ăn món tiết sống này.

“Làm thế nào để tiêu diệt được liên cầu lợn trong tiết canh, tôi cũng xin nói luôn là hiện không có cách nào. Cách duy nhất để phòng nhiễm bệnh liên cầu lợn là phải ăn chín, uống sôi. Khi giết mổ lợn cần tuân thủ đúng quy trình vì nếu để thực phẩm gần nơi mổ lợn gần rổ rau sống cũng dễ bị nhiễm liên cầu lợn giống như chúng ta ăn tiết canh. Còn việc uống rượu để diệt liên cầu lợn là không có cơ sở. Tốt nhất là người dân cần ăn chín, uống sôi”, TS Hải khuyến cáo.

uống rượu khi ăn tiết canh lợn có diệt được liên cầu lợn  Uống rượu khi ăn tiết canh lợn có diệt khuẩn được liên cầu lợn?

Nhiều người nghĩ rằng cứ vô tư ăn bát tiết canh rồi uống vài chén rượu thì sẽ không mắc bệnh, bởi rượu là axit trung hòa hay diệt được vi khuẩn liên cầu. Có người lại cho rằng chỉ ăn thịt lợn ốm, lợn bệnh, lợn không rõ xuất xứ mới mắc liên cầu còn lợn nhà nuôi hay lợn mán, lợn rừng thì vô tư. Tuy nhiên, đây là những quan niệm sai lầm.

Theo VnExpress, bệnh lây từ lợn sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có bệnh nhân ngay từ khi nhiễm khuẩn bệnh đã nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Bệnh nhân tử vong là do nhiễm độc tố vi khuẩn, gây sốc. Có người chỉ 3 ngày đã bị sốc nhiễm khuẩn, có người phải 10 ngày mới diễn biến nặng, tùy vào cơ địa. Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại. Vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa...

Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, nem chua, nem chạo...)

- Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.

- Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Theo Trần Thanh - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X