Hotline 24/7
08983-08983

Ung thư tinh hoàn - nỗi ám ảnh của nam giới

Ung thư tinh hoàn là bệnh tiến triển thầm lặng gây tử vong cao ở nam giới nhất là độ tuổi từ 20-35 tuổi.

Căn bệnh khó nói của đàn ông

Có mặt tại khoa ung bướu BV ung bướu Việt Hưng mới có thể cảm nhận được những điều khó nói, những đau đớn của những người mang bệnh. Bởi lẽ căn bệnh bắt nguồn từ vùng nhạy cảm của nam giới thường rất ít được khổ chủ quan tâm, hoặc có quan tâm thường ngại ngần bỏ qua không đi khám ngay, nên thường để lại hậu quả đáng tiếc.

Gặp Quốc Hưng (30 tuổi - Bắc Giang) ngoài hành lang của bệnh viện khi đang chờ khám, thấy nét mặt thất thần của cậu ai cũng cảm thấy ái ngại. Những người đến khám tại đây đa phần đều xác định mình bị một căn bệnh ung bướu nào đó nhưng với Hưng sự thật lại phũ phàng quá. Sau một hồi làm quen Hưng mới rụt rè tâm sự: "em mới được các bác sĩ chẩn đoán ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu. Vậy là mọi thứ sẽ chấm dứt tại đây, tháng sau em chuẩn bị cưới vợ có lẽ em sẽ lỗi hẹn với cô ấy. Giải phóng để cô ấy tìm cho mình một bến đỗ khác, chứ lấy em về cô ấy sẽ khổ một đời".

Chia sẻ về căn bệnh của Hưng các bác sĩ cho biết qua khai thác bệnh sử bệnh nhân có biểu hiện tinh hoàn ẩn từ nhỏ, tới khi trưởng thành một phần tinh hoàn của bệnh nhân vẫn nằm trong ổ bụng, không chịu xuống hết. Khiến cho bệnh tiến triển đến ngày hôm nay. Đây quả là một trường hợp đáng tiếc, nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn, có thể lấy vợ sinh con bình thường. Nhưng bệnh nhân cũng không nên bi quan quá vì bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu, cần kiên trì nhẫn nại, theo đúng phác đồ.

Bệnh có thể phòng tránh được

Theo thống kê cho thấy, căn bệnh ung thư tinh hoàn là căn bệnh hiếm gặp, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tuy nhiên bệnh có thể hoàn toàn phòng tránh được nếu bệnh nhân và gia đình chú ý. Cũng theo các bắc sĩ chuyên khoa thì nguyên nhân gây nên căn bệnh khó nói này cho tới nay vẫn chưa được tìm ra, nhưng cũng có vài trường hợp được cho là tác nhân gây nên căn bệnh này như những người có tinh hoàn ẩn tức là tinh hoàn không nằm trong bìu mà lại lọt vào ổ bụng, những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (thông thường nam giới nhận 1 nhiễm sắc thể X từ người mẹ và 1 nhiễm sắc thể Y từ người cha, nhưng những người bị rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thì lại có 1 nhiễm sắc thể Y và từ 2 nhiễm sắc thể X trở lên).

Tỷ lệ ung thư tinh hoàn do việc "đi lạc" gây ra dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ trai bị tinh hoàn ẩn không được xử trí đúng và kịp thời thì có 3-14 trẻ sẽ bị ung thư tinh hoàn. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đây là lứa tuổi bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất, có tới trên 50% trường hợp ung thư tinh hoàn ở độ tuổi này.

Thống kê cũng cho thấy nếu một bé trai có cha bị ung thư tinh hoàn thì bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bốn lần so với các bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỷ lệ không may với bé cao gấp tám lần. Những người có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Những người bị chấn thương ở vùng tinh hoàn, bị viêm tinh hoàn do bị quai bị trong tuổi dậy thì, làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc ngồi lâu một chỗ cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh như thợ mỏ, lái xe đường dài, công nhân dầu khí…Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số đối tượng như: bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da…

Khi nam giới mắc bệnh thường cảm thấy xuất hiện một khối u sưng nhưng không đau ở tinh hoàn, tinh hoàn thay đổi bất thường, to lên, cảm giác nặng ở bừi, bụng dưới và bẹn thường đau âm ỉ, có bệnh nhân gặp hiện tượng tràn dịch bừu. Tinh hoàn và bừu có triệu chứng đau, khi thấy các triệu chứng trên, người bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra chính xác xem có đúng ung thư tinh hoàn không.

Các chuyên gia y tế cũng khẳng định việc quan hệ tình dục nhiều với nhiều bạn tình không phải là yếu tố gây nên căn bệnh nguy hiểm này, mà chủ yếu là những người tinh hoàn ẩn, những người mác các bệnh viêm nhiễm tinh hoàn tái đi tái lại nhiều lần chữa không dứt điểm thì cũng là yếu tố nguy cơ cao.

Biện pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn

- Đối với bé trai mới sinh, cần kiểm tra ngay xem có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không. Quan trọng nhất là xem hai tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác. Gặp trường hợp tinh hoàn không xuống bìu, phải mổ hạ tinh hoàn trước hai tuổi.

- Tất cả nam giới, nhất là thanh niên, phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm lúc da vùng bìu đang mềm. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, hình dáng và độ lớn của tinh hoàn.

-Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau… phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu.

-Tất cả bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị phải có kế hoạch theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời khi bệnh tái phát.

Theo Thanh Loan - Sức khỏe cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X