Hotline 24/7
08983-08983

Ung thư gan

Ung thư gan là hiện tượng ung thư ở các tế bào gan, các tế bào ung thư tăng trưởng và phát triển không kiểm soát, đây là một trong những căn bệnh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

So với các loại bệnh ung thư khác loại ung thư này có tỷ lệ mắc thấp hơn nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại rất cao - đứng thứ 2 trong các loại bệnh ung thư chỉ sau ưng thư phổi. Để hiểu rõ hơn mức độ nguy hiểm cũng như cách phát hiện và điều trị căn bệnh này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh được chia thành 2 dạng:

- Ung thư gan nguyên phát


Đây là bệnh mà các tế bào nguyên phát bắt đầu tại gan. Dạng này chiếm khoảng 80% trong các bệnh ung thư gan. Tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ và tập trung vào lứa tuổi từ 50 trở lên. Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định rõ nhưng những người bị xơ gan hoặc nhiễm siêu vi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn,

- Ung thư gan di căn


Đây là dạng bệnh mà tế bào ung thư không phải bắt nguồn từ gan mà từ một cơ quan khác gây nên. Tùy vào vị trí cơ quan lây lan mà sẽ có một tên gọi khác nhau.

Ung thư gan là gì?
Ung thư gan là gì?


Ung thư gan có chữa được không?


Bệnh ung thư gan được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị lên tới 80%. Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu u còn nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số bệnh nhân đến bệnh viện khám thì ung thư gan đã ở giai đoạn cuối.

Nếu được phẫu thuật khi kích thước khối u dưới 3cm, gan chỉ mới bị xơ thì khả năng sống thêm sau 5 năm lên đến 80 - 90%. Tỷ lệ trên sẽ giảm còn 60% nếu khối u từ 3 - 6cm, và chỉ còn 10 - 15% nếu khối u lớn hơn 6cm. Trường hợp khối u lớn hơn 10cm, thì không chữa khỏi được, nhất là khi bệnh nhân đã bị vàng da, vàng mắt. Việc điều trị chỉ có thể kéo dài sự sống và giảm đau.

Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu


Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ tổn thương của gan, tình trạng sức khỏe, chỉ số AFP, phương pháp điều trị và trạng thái tinh thần của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân qua các yếu tố này và dự đoán người bệnh có thể sống được bao lâu.

Bệnh nhân có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1% người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm. Nếu được phát hiện sớm, khối u còn nhỏ, bệnh được khống chế kịp thời, nhờ đó bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Nếu chẩn đoán quá muộn khi ung thư đã bước vào giai đoạn cuối thì thường bệnh nhân chỉ có thể sống thêm 3 – 6 tháng nữa.

Nguyên nhân ung thư gan


Đa số các trường hợp mắc ung thư gan đều không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường thấy:

- Nguyên nhân chính gây ung thư gan đó là virus viêm gan siêu vi B. Theo kết quả của các nghiên cứu lâm sàng thì người nhiễm virus này có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 200 lần so với người bình thường.


- Nguyên nhân tiếp theo gây ung thư gây cũng không kém phần phổ biến đó là xơ gan do uống nhiều bia rượu. Kể cả những người bị xơ gan do bia rượu sau khi đã bỏ rượu 1 thời dài vẫn có nguy cơ mắc ung thư gan.

- Nấm Aspergillus flavus sinh ra Aflatoxin cũng là một trong những chất gây nguy cơ ung thư gan. Nấm này có trong các loai thực phẩm bảo quản trong điều kiện ẩm mốc.

- Ngoài ra, những người nhiễm chất độc Dioxin cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.

Dấu hiệu ung thư gan

Vàng da là dấu hiệu của ung thư gan
Vàng da là dấu hiệu của ung thư gan


Cũng như các căn bệnh ung thư khác, ung thư gan thường không có biểu hiện gì đặc trưng ở giai đoạn đầu. Sau một thời gian phát triển bệnh có những biểu hiện như:

- Vàng da:

Đây là triệu chứng hay gặp đối với những người bị ung thư gan. Nguyên nhân là do chức năng gan bị suy yếu nên không đào thải hết biliburin trong thể ra ngoài. Bilirubin trong máu tăng cao dẫn đến hiện tượng vàng da.

- Nước tiểu có màu tối:

Dấu hiệu này cũng là bilirubin không được gan đào thải hết nên làm cho nước tiểu trở nên sẫm màu hơn.

- Cân nặng bị giảm sút:

Đây là một trong những triệu chứng quan trọng để phát hiện bệnh ung thư gan. Gan là bộ phận giúp chuyển hóa các chất và giải độc cho cơ thể.  Khi chức năng gan bị suy yếu sẽ dẫn đến hiện tượng các chất trong được chuyển hóa và hấp thu hết nên dẫn đến hiện tượng sút cân. Ngoài sút cân người bệnh còn có triệu chứng mệt mỏi.

- Đau bụng:

Đây là một triệu chứng rất dễ nhận biết. Khi bị ung thư, gan bị nở rộng và suy giảm chức năng nên sẽ có biểu hiện đau bụng. Nếu ở giai đoạn muộn thì người bệnh còn có báng bụng.

- Ngứa:

Đây là một dấu hiệu dự báo sớm của bệnh ung thư. Nguyên nhân gây ngứa là do bilirubin ứng đọng dưới da.

Các giai đoạn của ung thư gan

Các giai đoạn ung thư gan
Các giai đoạn ung thư gan


- Ung thư gan giai đoạn đầu (1)

Giai đoạn này khối u còn nhỏ và còn nằm trong nhu mô gan chưa di căn sang các cơ quan khác.

- Ung thư gan giai đoạn 2:

Khối u đơn độc đã phát triển đã xâm lấn vào mạch máu. Hoặc nhiều khối u, đều nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm (2 inch).

Ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận hay các vùng ngoài gan.

- Ung thư gan giai đoạn 3:

+ Giai đoạn IIIA

* Giai đoạn này có nhiều hơn 1 khối u, và ít nhất có một khối u lớn hơn 5 cm (2 inch).
* Khối u chưa xâm lấn tới hạch bạch huyết lân cận hay di căn xa

+ Giai đoạn IIIB

* Ít nhất một khối u xâm lấn vào một nhánh tĩnh mạch chính của gan (tĩnh mạch của hay tĩnh mạch gan).
* Ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận hay di căn xa.

+ Giai đoạn IIIC

* Một khối u phát triển vào cơ quan lân cận (ngoài túi mật), hay một khối u đã xâm lấn đến lớp vỏ bao quanh gan.
* Khối u chưa lan đến các hạch vùng hay di căn xa

- Ung thư gan giai đoạn 4 - cuối

+ Giai đoạn IVA

* Khối u gan bất kể kích thước hay số lượng đã phát triển vào các mạch máu hay cơ quan lân cận.
* Ung thư đã lan đến các mạch máu hay hạch bạch huyết lân cận.
* Ung thư chưa di căn xa.

+ Giai đoạn IVB

Ung thư đã lan tới các phần khác của cơ thể, các khối u bất kể kích thước và số lượng, xâm lấn hạch vùng hay chưa.

Cách điều trị ung thư gan





Hiện nay, bệnh ung thư gan được điều trị bằng cách phương pháp sau:

- Phẫu thuật: phương pháp này có 2 bước thực hiện:

+ Cắt bỏ một phần lá gan có chứa khối u để tránh trường hợp khối u phát triển nặng hơn.

+ Cấy ghép gan: sau khi cắt bỏ 1 phần của lá gan có chứa khối u người ta tiến hành cấy ghép 1 lá gan mới vào cơ thể người bệnh.

- Các phương pháp điều trị bằng cách tác động trực tiếp vào khối u:

Các phương pháp tác động trực tiếp lên khối u bao gồm: đông lạnh, làm nóng, tiêm cồn, dùng thuốc… Đối với các phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kim tác động trực tiếp vào khối u mà không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khỏe mạnh xung quanh. Các biện pháp này có tác dụng tiêu diệt hoặc làm các tế bào ung thư không phát triển.

- Phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối:

+ Hóa trị: đây là phương pháp điều trị bằng cách dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, các tế bào đã di căn và toàn bộ ổ bệnh. Phương pháp này gây tác dụng phụ rất lớn đến gan vì có khả năng làm tê liệt chức năng gan.

+ Xạ trị: đây là phương pháp tiêu diệt khối u bằng các dùng các tiêu bức xạ có năng lượng cao để đốt chết các tế bào ung thư. Tác dụng phụ của phương pháp này  là các tế bào khỏe mạnh ở xung quanh vùng điều trị cũng có thể bị tiêu diệt.

Phương pháp phòng chống ung thư gan


Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân tránh khỏi căn bệnh này bằng cách:

- Tiêm phòng virus viêm B:

Đây là tác nhân chính gây nên bệnh vì thế cần đến cơ sở y tế để tiêm ngừa loại virus này đủ liều.

- Nâng cao chức năng gan:

Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc giúp tăng cường chức năng gan.

- Không sử dụng bia rượu thường xuyên:

Rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây xơ gan mà theo chúng ta đã biết thì những người bị xơ gan do nghiện bia rượu dù sau này có cay không sử dụng nữa thì nguy cơ ung thư gan cũng rất cao. Vì thế, không nên uống quá nhiều rượu bia.

Hãy bảo vệ bạn thân trước những nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh trên các bạn nhé!

Ung thư gan có lây không?


Câu trả lời là không. Bệnh ung thư gan không được xếp vào các bệnh lây nhiễm thông qua đường tiếp xúc như ăn chung, ngủ chung, uống chung

Tuy nhiên nếu người ung thư do virut viêm gan B, C thì người khác có thể lây virut viên gan qua các đường truyền máu, quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con…

Ung thư gan nên ăn gì?



Các thực phẩm nên có trong chế độ ăn:

- Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Thực phẩm ít chất béo
- Thịt trắng
- Sữa và sữa chua.

Theo Bệnh viện K

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X