
Nang giáp móng là bệnh lý bẩm sinh hay gặp nhất so với u nang vùng cổ. Bệnh lý này có nguồn gốc từ sự phát triển không bình thường của ống giáp lưỡi trong quá trình biệt hóa hình thành các cơ quan ở đầu, mặt cổ thời kỳ phôi thai. Có 2 phương pháp điều trị là chọc hút u nang hay phẫu thuật cắt bỏ. Việc chọc hút thường thất bại do vỏ nang dày, còn phẫu thuật lại phụ thuộc lớn vào trình độ của phẫu thuật viên. Nếu phẫu thuật không hiệu quả thì tỉ lệ tái phát rất cao. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn thì các kĩ thuật mổ dọc hiện nay khá an toàn. Chỉ định phẫu thuật sẽ cấp thiết khi nang to dần, có biểu hiện chèn ép, nhiễm trùng nang, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Để điều trị cho những người mắc bệnh này, Y học thường thực hiện 2 phương pháp: Chọc hút u nang hay phẫu thuật cắt bỏ. Việc chọc hút thường thất bại do vỏ nang dầy. Còn phẫu thuật lại phụ thuộc lớn vào trình độ của phẫu thuật viên. Nếu phẫu thuật viên chưa hiểu biết đầy đủ về quá trình phôi thai học, thì phẫu thuật thường chỉ là cắt bỏ nang đơn thuần, không thắt tận gốc đường rò, nên tỷ lệ tái phát sau mổ cao. Đã có nhiều phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được chọn lựa để điều trị bệnh u nang giáp móng. Chẳng hạn phương pháp Berereton và Symonds là phẫu thuật cắt bỏ khối u, không cắt xương móng và đường rò trên xương móng nhưng sau mổ tỷ lệ rò tái phát lên tới 38%. Cách của Hoffman và Schuter là phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt xương móng nhưng không cắt bỏ rộng rãi phần mềm và đường rò trên xương móng: tỉ lệ rò tái phát là 30%. |
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.
Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:
Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn
Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn
Gửi câu hỏi tới địa chỉ Fanpage: AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời
Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983