Hotline 24/7
08983-08983

Tỷ lệ đường trong máu bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Tỷ lệ đường trong máu cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường. Đỗ Huy Hòa, Phủ Lý, Hà Nam

Tỷ lệ đường trong máu cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh này cần phải ăn uống như thế nào và nếu không có chuyển biến tốt của bệnh thì có nguy hiểm gì không?


Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là một nhóm bệnh chuyển hoá đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết do hậu quả thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối. Tình trạng tăng đường huyết lâu dài sẽ gây ra nhiều rối loạn chức năng ở các cơ quan, đặc biệt là các mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

Tháng 1/2010, với sự đồng thuận của Ủy ban các chuyên gia Quốc tế, Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD), Liên đoàn Quốc tế (IDF); Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ (ADA) đã công bố tiêu chí chẩn đoán mới bệnh tiểu đường như sau:

Đường huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (7.8 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử). Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L). Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường nên được lập lại để xác định chẩn đoán, trừ trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển.

Ngoài ra cần làm thêm xét nghiệm về HbA1c (Glycated hemoglobin hay glycosylated hemoglobin ). Ủy ban các chuyên gia Quốc tế đã đưa HbA1c vào tiêu chí chẩn đoán bệnh tiểu đường với điểm cắt là ≥ 6,5%.

Khi đã làm xét nghiệm máu thấy có biểu hiện của bệnh tiểu đường thì ngoài việc uống thuốc thường xuyên hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ còn cần tự điều chỉnh khẩu phần ăn uống hàng ngày.

Nguyên tắc là tuyệt đối không ăn đường (trừ đường cỏ ngọt-không năng lượng), các loại thực phẩm chế biến có đường, các loại quả khô hoặc tươi có lượng đường cao. Cần hạn chế thức ăn tinh bột (cơm, phở, bún, bánh mỳ, bánh bao, bánh quy (trừ loại bánh dành cho người tiểu đường có vị ngọt không phải từ đường).

Nên ăn nhiều các loại thức ăn giàu đạm (protein) như thịt, cá, tôm ,nhộng, cua, trứng, sữa (tất nhiên không nên ăn quá thừa), ăn nhiều rau xanh (loại không nhiễm thuốc trừ sâu) và các loại hoa quả ít ngọt.

Còn có những loại sữa hoặc thực phẩm chức năng dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường (như Ensure, Glucerna...) nên sử dụng bổ sung nếu có điều kiện.

Thức uống có cồn có thể dẫn tới hạ đường huyết gây ra choáng váng hoặc co giật. An toàn nhất là nên hoàn toàn loại bỏ rượu bia ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân tiểu đường đặc biệt gặp rủi ro mắc phải tất cả các dạng bệnh liên quan đến bàn chân.

Do căn bệnh này có thể gây tổn hại cho các dây thần kinh bằng gần dòng chảy và tuần hoàn máu, các chi rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là bàn chân thường bị giam cầm trong giày và tất. Rất dễ bị mụn rộp ở chân mà không hề hay biết.

Hãy kiểm tra bàn chân của mình để xem có bị mụn, mẩn đỏ, xước... mỗi ngày. Hãy đi loại giày thật thoải mái và luôn giữ bàn chân khô, sạch.

AloBacsi.vn
 Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X