Hotline 24/7
08983-08983

Tuyệt đối không ăn các thực phẩm này khi đang uống thuốc Đông y

Một trong những điểm đáng lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y là phải kiêng một số thực phẩm dưới đây nếu không sẽ gặp họa.

Các thuốc thanh nhiệt, giải độc

Khi dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng (albumin). Đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng.

Thuốc thanh nhiệt, an thần

Không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

Các thuốc giải cảm

Nên kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc. Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ.

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm. Ảnh minh họaTrong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm. Ảnh minh họa

Không nên dùng chung với thuốc tây

Các loại thuốc như tetracycline, terramycin, aureomycin không thể dùng lẫn với thuốc bắc có chứa ion kim loại như canxi, magiê, nhôm.. như viên giải độc ngưu hoàng, viên chu tằng, phèn chua, từ thạch, hoạt thạch, mẫu lệ, con sò, bột trân châu...

Trong tây y, thuốc tetracydine chủ yếu dùng để tiêu viên, dễ kết hợp với các chất vô cơ như canxi, magiê, sắt... tạo thành những hợp chất khó hấp thu, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị.

Ví dụ khi dùng kháng sinh không nên dùng viên giải độc ngưu hoàng vì thành phần chủ yếu của viên giải độc ngưu hoàng là thạch cao trong đó có satimite dùng chung với kháng sinh sẽ loại trừ tác dụng kháng viên của kháng sinh.

Tránh sử dụng thuốc bắc với các loại thuốc tăng cường tiêu hóa

Các loại thuốc trợ tiêu hóa như pepsin, viên đa men, oancreatin không thể dùng chung với đại hoàng và một số loại thuốc bắc đã bào chế có đại hoàng như viên giải độc ngưu hoàng, viên giải nhiệt... vì đại hoàng sẽ gây ức chế đối với các loại thuốc trị tiêu hóa dạng enzyme.

Những loại thuốc này cũng không thể dùng chung với thuốc bắc có acit ellagic (thuốc thuộc da) như ngũ bội tử, hỗ trượng, tủ kim đinh vì sẽ gây kết tủa và mất tác dụng. Các loại thuốc được bào chế theo kiểu nung như huyết dư than, hà diệp than, bồ hoàng than, vỏ sò nung... sẽ hấp phụ các loại men tiêu hóa làm giảm hiệu quả chữa bệnh.

Không tùy tiện cho đường vào cho dễ uống. Ảnh minh họaKhông tùy tiện cho đường vào cho dễ uống. Ảnh minh họa

Không thêm đường vào thuốc Đông y

Nước thuốc Đông y sau khi sắc có vị đắng chát làm cho nhiều người cảm thấy khó uống, tuy vậy không nên tùy tiện cho đường vào cho dễ uống. Do các thành phần trong thuốc bắc tương đối phức tạp, trong đường có nhiều nguyên tố sắt, canxi và tạp chất.

Khi protein và chất tannin cũng như một số thành phần khác trong thuốc bắc kết hợp với chúng sẽ gây ra phản ứng hóa học, làm cho những thành phần hữu ích trong thuốc bị kết tủa, biến chất, sinh ra hiện tượng vẩn đục, lắng đọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn có tác hại cho sức khỏe.

Hơn nữa một số loại thuốc phải dùng vị đắng để kích thích sự phân tiết của tuyến tiêu hóa nhằm phát huy tác dụng chữa bệnh. Nếu thêm đường sẽ mất tác dụng này và không đạt kết quả chữa trị. Đường có thể gây cản trở tới việc hấp thu các nguyên tố vi lượng và vitamin, ảnh hưởng tới hiệu quả của một số thuốc giải nhiệt, làm phân giải thành phần hữu ích của một số loại thuốc.

Theo Ngọc Nga - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X