Hotline 24/7
08983-08983

Tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh - Nguy hiểm khó lường trước hậu quả

Trong năm 2018 đã xảy ra rất nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý dùng thuốc nam đắp chữa bệnh. Hậu quả là khiến tình trạng vết thương hở của mình ngày càng thêm tồi tệ sau khi đắp thuốc nam.

Vô số bệnh nhân nhập viện do dùng thuốc nam đắp chữa bệnh trở thành điểm nóng y tế năm 2018

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận một bệnh nhân nam 32 tuổi ở Tuyên Quang trong tình trạng bỏng vùng bẹn, bìu vì tự đắp thuốc nam chữa bệnh. Vết thương không chỉ bị bỏng chảy dịch mà còn mất da, có mùi hôi và khiến bệnh nhân vô cùng đau nhức.

Theo đó, bệnh nhân bị bỏng nhiệt 20 ngày trước, không đến viện mà tự điều trị tại nhà bằng cách đắp lá thuốc nam. Bệnh tình không giảm, vết thương ngày càng đau nhức, chảy mủ, có mùi hôi, anh mới chịu đến bệnh viện. Bác sĩ đã vệ sinh, xử lý sạch vùng bỏng ngay cho bệnh nhân, dùng kháng sinh chống viêm. Bệnh nhân cần phải phẫu thuật để ghép da.

Bệnh nhân bị bỏng nhiệt 20 ngày trước, không đến viện mà tự điều trị tại nhà bằng cách đắp lá thuốc nam.
Bệnh nhân bị bỏng nhiệt 20 ngày trước, không đến viện mà tự điều trị tại nhà bằng cách đắp lá thuốc nam.

Khoảng tháng 7 năm nay, bệnh viện này cũng tiếp nhận trường hợp bị hoại tử, nhiễm, trùng nặng, nguy kịch tính mạng vì tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh. Người đàn ông 53 tuổi (Tuyên Quang) bị rắn cắn vào mu bàn chân đã không đến bệnh viện mà ở nhà đắp thuốc nam dẫn đến hoại tử bàn chân.

Bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng tổn thương mu bàn chân phải lan rộng, sưng nề đỏ, có dịch mủ màu vàng, hoại tử. Trước đó 4 ngày, người đàn ông này bị rắn cắn. Nhưng thay vì đến bệnh viện chữa bệnh, ông đã tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh tại nhà. Vết thương sưng tấy và ngày càng đau hơn, không chịu được, bệnh nhân mới vào viện thăm khám.

Cũng vào thời điểm đó, một bệnh nhi 3 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng hô hấp tuần hoàn, hạ đường huyết, bỏng độ 2 do bị nhiễm trùng nhiễm độc tại Khoa Nhi (Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí).

Một bệnh nhi 3 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng hô hấp tuần hoàn, hạ đường huyết, bỏng độ 2 do bị nhiễm trùng nhiễm độc tại Khoa Nhi (Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí).
Một bệnh nhi 3 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng hô hấp tuần hoàn, hạ đường huyết, bỏng độ 2 do bị nhiễm trùng nhiễm độc tại Khoa Nhi (Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí).

Trước đó ngày 12/3/2018, trong lúc vui đùa tại gia đình, không may bé ngã vào nồi nước sôi. Gia đình đã đưa tới bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bỏng tại khu vực lưng, sau đùi 2 bên. Bé vẫn tỉnh táo và ăn uống được. Sau khi được sơ cứu, bác sĩ chỉ định nhập viện nhưng gia đình kiên quyết xin về. Sau đó, gia đình đã nghe theo một số người cho bé đắp thuốc nam chữa bỏng, dẫn đến hôn mê, sốc sau bỏng, diễn biến bệnh nặng, nhiễm trùng nhiễm độc.

Cũng có rất nhiều người tự ý đắp thuốc nam với hi vọng chữa khỏi ung thư

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương từng tiếp nhận bà T.T.H. (47 tuổi, ở Đoan Hùng) nhập viện trong tình trạng suy kiệt cơ thể, có khối u vú trái lở loét, chảy dịch mủ vàng vì đắp thuốc nam chữa ung thư vú. Bà H. phát hiện bị ung thư vú từ năm 2016, nhưng lại không đến bệnh viện điều trị mà tự ý mua thuốc nam về đắp vào ngực trái. Sau 2 năm, khối u không những không đỡ mà còn có dấu hiệu phát triển to hơn rồi bị vỡ, chảy mủ vàng, khiến bà đau nhức nhiều, cơ thể yếu.

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương từng tiếp nhận bà T.T.H. (47 tuổi, ở Đoan Hùng) nhập viện trong tình trạng suy kiệt cơ thể, có khối u vú trái lở loét, chảy dịch mủ vàng vì đắp thuốc nam chữa ung thư vú.
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương từng tiếp nhận bà T.T.H. (47 tuổi, ở Đoan Hùng) nhập viện trong tình trạng suy kiệt cơ thể, có khối u vú trái lở loét, chảy dịch mủ vàng vì đắp thuốc nam chữa ung thư vú.

Vào tháng 10 năm nay, Bệnh viện K cũng tiếp nhận bệnh nhân bị ung thư nặng thêm do đắp thuốc lá. Chị Thanh (Hà Giang) đến Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) khám, bác sĩ chẩn đoán bị tổn thương thâm nhiễm toàn bộ ngực trái, không thể phẫu thuật được nữa.

Bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp bà Cúc (52 tuổi ở Phú Thọ) nhập viện với các vết lở loét, chảy máu ở ngực. Bà Cúc trước đó đã được bác sĩ chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2 nhưng không chữa trị theo phác đồ tại bệnh viện mà tự ý mua thuốc lá của thầy lang để đắp. Sau khi dùng, bà Cúc bị nóng rát, đau tức ngực, sưng tấy, lở loét... mới đến viện điều trị.

Có thể nói, chữa bệnh kiểu truyền miệng nói chung và dùng thuốc nam đắp ngoài chữa bệnh nói riêng cho đến thời điểm hiện tại vẫn khiến rất nhiều người u mê làm theo. Việc tự ý chữa bệnh theo đồn đoán này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Cụ thể là nhiễm trùng da, nặng hơn thì là hoại tử, sốc phản vệ, thậm chí là nguy cơ mất mạng. Thật đáng buồn là trong thời đại 4.0 vẫn có vô số những người tin vào đồn đoán, tin vào thứ thuốc rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, cơ chế hoạt động… để liều lĩnh đắp lên cả vùng vết thương hở, coi nhẹ vết thương cũng như sức khỏe bản thân.

Chữa bệnh kiểu truyền miệng nói chung và dùng thuốc nam đắp ngoài chữa bệnh nói riêng cho đến thời điểm hiện tại vẫn khiến rất nhiều người u mê làm theo.
Chữa bệnh kiểu truyền miệng nói chung và dùng thuốc nam đắp ngoài chữa bệnh nói riêng cho đến thời điểm hiện tại vẫn khiến rất nhiều người u mê làm theo.

Tự ý đắp thuốc nam chữa bệnh, chuyên gia cảnh báo thói quen chữa bệnh truyền miệng hại thân

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), không chỉ là đắp thuốc nam, nhiều bệnh nhân cũng nhập viện trong tình trạng suy gan, suy thận do tự ý uống thuốc nam chữa bệnh. Việc chữa bệnh kiểu truyền miệng như này thực sự rất nguy hiểm.

Bản thân BS Cấp nhận định, trong nhiều loại bệnh, thuốc đông - tây y kết hợp sẽ mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, thuốc Nam phải tinh khiết, là những bài thuốc y học cổ truyền được công nhận chứ không nên dùng thuốc nam trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là tự chữa bệnh bằng những bài thuốc truyền miệng.

Chung nhận định này, lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết thêm: "Dù điều trị Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo liều lượng, sự kiểm soát của bác sĩ, lương y chứ không tự ý mua về và sử dụng. Nhất là mua ở những nơi không đảm bảo uy tín, có thể gây nên tình trạng sức khỏe nguy kịch".

Dù điều trị Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo liều lượng, sự kiểm soát của bác sĩ, lương y chứ không tự ý mua về và sử dụng.
Dù điều trị Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo liều lượng, sự kiểm soát của bác sĩ, lương y chứ không tự ý mua về và sử dụng.

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng khuyên, bệnh nhân khi quyết định sử dụng thuốc nam cũng cần có những hiểu biết nhất định, không được sử dụng theo kiểu truyền tai nhau, sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học… Việc tự ý mua lá, rễ cây về sắc uống, đắp ngoài theo gợi ý của người quen mách bảo mà không theo chỉ định của thầy thuốc, không đến cơ sở thuốc y học cổ truyền được cấp phép… đều có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Ðể tránh tình trạng tiền mất tật mang, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh và người nhà người bệnh cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách theo phác đồ điều trị.

Theo Tổ quốc

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X