Hotline 24/7
08983-08983

Tủ thuốc gia đình bạn cần những gì?

BS Trần Hữu Đạt, Khoa hồi sức ngoại, BV Nhi Trung ương, Hà Nội khuyên các gia đình nên chuẩn bị một tủ thuốc đầy đủ những thứ thiết yếu nhất để dùng và bảo vệ xa tầm tay của trẻ.

1.Thuốc hạ sốt:

• Efferalgan gói có 3 loại như sau 80, 150, 250 mg: Liều 10-15 mg/kg/lần khi trên 38,5 độ, nhắc lại sau 4-6 tiếng. Chú ý quá liều sẽ gây suy gan.

• Hạ sốt đạn (nhét hậu môn): Efferalgan dạng viên đạn 80, 150, 250 mg; liều như trên, dùng khi trẻ không uông được hạ sốt hoặc đang ngủ. chú ý bảo quản ngăn mát tủ lạnh.

• Hạ sốt sirô (nếu dùng efferalgan không hiệu quả): Ibrafen (ibubrofen) chai 100mg/5ml, liều uống 10mg/kg/lần, nhắc lại sau 6 tiếng nếu sốt.

• Cao dán hạ sốt Akido: 1 hộp để ngăn mát tủ lạnh

2. Thuốc ho: Chỉ dùng khi không kịp đưa đi khám

• Ưu tiên thuốc ho thảo dược và an toàn cho trẻ

• Prospan (cao lá thường xuân) của Đức: liều theo hướng dẫn, an toàn cho trẻ sơ sinh.

• Atussin (siro ho long đàm + chlopherinamin): tốt cho ho khan, giai đoạn viêm long hô hấp trên, dùng trẻ từ 2 tuổi.

• Acemuc gói 100 mg: Chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi, tác dụng long đàm tốt. Ngày 2 gói chia 2 lần.

• Đường phèn, mật ong, chanh đào ngâm mật ong: ưu tiên cho trẻ trên 1 tuổi, lưu ý mật ong phải tốt và đủ sạch để tránh ngộ độc do lẫn tạp khuẩn.

Bác sĩ khuyên cha mẹ cần trang bị những loại thuốc cần thiết cho con khi bị sốt.

3. Thuốc tiêu hoá:

• Men vi sinh: dùng khi nghi ngờ có loạn khuẩn sau uống kháng sinh, sau khi nhiễm khuẩn đường ruột; một số chế phẩm như Enterogermina (ống dễ uống), antibio...

• Bù nước điện giải Orezol: nên mua 5- 10 gói, chú ý pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn, dùng khi có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy cấp hoặc do sốt cao kéo dài.

• Thuốc cầm đi ngoài: Hạn chế sử dụng vì thuốc cần có chỉ định của bác sĩ nên tôi không khuyên tích trữ ở nhà (một số như Hidrasex, Smecta,...)

• Bepanthen: bôi hăm đít nếu con đi cầu nhiều lần gây loét và hăm.

4. Thuốc vệ sinh mũi họng:

• Nước muối sinh lý Nacl 0.9% tra mắt và mũi: lọ nhỏ 5, 10ml.

• Dung dịch xịt muối biển: Sterimax, Xisat trẻ em.

• Kháng sinh nhỏ mũi: Argyrol 1-3%.

• Chống ngạt mũi: Otrivin 0.05% (dùng trẻ trên 1 tuổi), Iliadin 0.01% (cho trẻ từ sơ sinh).

• Nước súc miệng Nacl 0.9% 500ml

5. Thuốc nhỏ mắt:

• Nacl 0.9% là dung dịch an toàn nhất cho trẻ sơ sinh

• Kháng sinh: tobrex 0.3% mỡ hoặc dung dịch, chỉ định khi có viêm kết mạc do nhiễm khuẩn

6. Thuốc đặc biệt:

• Chống co giật: Depakin (siro), nếu trẻ có tiền sử co giật liên quan đến số cao hoặc bệnh lý có giật phức tạp khác.

• Chống nôn: Motilium, nếu trẻ có tiền sử nôn do bênh lý có chỉ định của bác sĩ.

• Thuốc điều trị ngoại trú: Nếu trẻ có bệnh lý mãn tính, điều trị ngoại trú, điều trị duy trì.

7. Thuốc bôi tại chỗ:

• Chống viêm cấp trong chàm, dị ứng, côn trùng đốt: Eumovat, forbancort,...

• Kháng sinh bôi trong nhiễm khuẩn da: Fucidin, kẽm oxyt 10% (hồ nước).

• Dưỡng ẩm da: Med atopy, Dexeryl cream, hoặc baby cream (wakodo) của Nhật.

• Chống hăm da: bepanthen.

• Bôi miệng khi loét, nhiệt miệng: Kamistab, zytee.

• Thuốc tưa miệng: Nystatin hoặc dakraril đánh tưa do nấm miệng.

• Một số thuốc bôi chống muỗi đốt.

- Thuốc bỏng: Panthenol dạng xịt hoặc cream dùng trong bỏng hơi nóng, bỏng nước.

- Tinh dầu tràm: dùng bôi trong cảm cúm, massage da, côn trùng cắn.

8. Đồ cho sơ cấp cứu:

• Băng gạc băng vết thương

• Băng Urgo loại không dính nước.

• Gạc rốn, gạc vô khuẩn: Nếu có trẻ sơ sinh.

• Băng dính y tế.

• Bông vô khuẩn.

• Hộp găng y tế.

• Kéo sạch, nhỏ để riêng để sử dụng khi khẩn cấp.

• Cồn 70 độ, Oxy già để rửa vết thương, povidine iodine hoặc betadine để sát khuẩn.

9. Thiết bị sức khoẻ:

• Nhiệt kế: cặp nách là chính xác nhất, tuy nhiên có thể dùng loại điện tử đo trán, tai khi trẻ khó cặp nách.

• Cần, thước đo chiều cao: Định kì kiểm tra hàng tháng.

• Máy đo huyết áp: Nếu người nhà có người biết dùng

10. Một số chú ý:

• Các thuốc cần uống theo liều dựa vào cân nặng thì nên viết tên ra một bảng rồi tính liều sẵn, dùng trong trường hợp lúng túng có thể biết ngay hoặc người thân có thể giúp bạn cho con dùng thuốc trong trường hợp khẩn cấp.

• Phân chia thuốc theo nhóm ở các ngăn khác nhau

• Không để lẫn thuốc người lớn và trẻ nhỏ: Nếu trẻ uông nhầm sẽ quá liều và ngộ độc cấp tính.

• Kiểm tra định kì hàng tháng để thay nếu hết hạn.

• Bảo quản ở nơi tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nơi mát.

• Không dùng thuốc cận hạn, thuốc mở nắp quá 1 tuần với siro.

Theo Nhã Uyên - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X