Hotline 24/7
08983-08983

Từ bỏ thói quen gây hại cho đôi mắt

Giữ đôi mắt khỏe, sáng không hề khó nhưng cũng chẳng phải chuyện dễ dàng. Chỉ cần có những thói quen không đúng hay xử trí sai…có khi phải trả giá rất đắt.

Sự thật là cho đến thời điểm này, những thói quen sai lầm trong việc giữ gìn đôi mắt vẫn diễn ra hằng ngày, gây những hậu quả lớn đến “cửa sổ tâm hồn”.

“Nghiện” nhỏ mắt

Đi làm về, anh V.N, 28 tuổi, Quận 3, TPHCM cảm thấy mắt cồm cộm khó chịu, liền lấy chai nhỏ mắt của cháu vốn bị viễn thị nhỏ vào mắt mình. Vừa nhỏ xong, mắt anh mờ mịt, nhìn không rõ. Anh sợ hãi và được người nhà đưa ngay vào bệnh viện để cấp cứu.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Xuân Hồng - BV Mắt TPHCM, giảng viên Bộ môn Mắt Trường Đại

Vắt chanh vào mắt trẻ, dùng thuốc nhỏ tùy tiện, sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác…là những thói quen gây họa cho mắt.


học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thường trẻ viễn thị sẽ được phát atrophin về nhà nhỏ mắt. Nếu người mắt bình thường tự ý lấy dùng thuốc sẽ gặp tác dụng phụ, làm cho đồng tử giãn to, không co lại, nhìn mờ, ánh sáng chói…Phải sau một tuần mắt mới bình thường lại.

Với loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid còn tệ hại hơn. Trong nhãn khoa, bất cứ tổn thương nào trên giác mạc đều cấm dùng corticoid. Đây là loại thuốc kháng viêm mạnh đi đôi với việc giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, mở cửa cho vi trùng bên ngoài vào.

Khi mắt bị tổn thương ở giác mạc, nhỏ thuốc có chứa corticoid sẽ khiến vết thương tiến triển rất nhanh. Nếu quá lạm dụng sẽ mắc thêm chứng tăng nhãn áp (glaucoma), có thể dẫn đến mù. Tuy nhiên, đa số người dân bị viêm mắt, mắt phản ứng với môi trường bên ngoài ( gió, bụi) gây đỏ, dị ứng…sẽ tự ý ra hiệu thuốc hỏi mua thuốc kháng sinh về nhỏ.

Việc nhỏ thuốc không đúng liều lượng và thời gian (từ 5 - 7 ngày) sẽ tự tạo kháng thuốc cho vi trùng trên người và lờn thuốc.

Dùng đơn thuốc cũ của người thân

Cảm giác cộm, xốn mắt, chảy nước mắt, chị M.C, 26 tuổi, quận Gò Vấp khó chịu nhưng chị lại không đi bệnh viện khám vì “triệu chứng đau mắt giống như mẹ mình từng bị nên lấy luôn đơn thuốc của mẹ ra ngoài mua cho tiện. Như vậy vừa có thể tiết kiệm được thời gian, vừa đỡ tốn tiền khám”. Thế là chị cứ vô tư dùng thuốc. Nhưng nhỏ mắt đến cả tuần mà mắt chị vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm xốn, cộm, thêm nữa còn lây bệnh cho cả nhà.

Việc chủ quan dùng lại đơn thuốc của người khác hoặc cho chính mình có thể đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho mắt.

Do mỗi người có một bệnh lý khác nhau, bác sĩ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng bệnh đó. Ví dụ, cũng là đau mắt đỏ nhưng nguyên nhân, cách điều trị khác nhau. Nếu người bị bệnh đau mắt nặng nhưng không biết lại dùng thuốc nhỏ mắt của người bệnh nhẹ sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn.


Vắt chanh vào mắt

Lần đầu tắm cho con, chị P.T, 36 tuổi, ở Tây Ninh khá lóng ngóng nhưng may mắn được mẹ chồng phụ. Khi nghe mẹ chồng bảo “muốn mắt trẻ sau này sạch, sáng thì phải vắt nước cốt chanh vào mắt bé”, chị cũng hơi phân vân nhưng nghĩ xưa nay người ta làm nhiều, chắc nhỏ một chút cũng không sao.

Vậy là, dưới sự giúp đỡ của mẹ chồng, chị lấy nửa quả chanh vắt nước thật nhanh vào mắt bé. Vừa nhỏ được vài giọt, con chị đã khóc ré lên, mắt nhắm tịt lại. Quá sợ, chị cố mở mắt con ra xem thì thấy tròng đen có màu trắng như tròng trắng.

Ngay lập tức vợ chồng chị chuyển con tới bệnh viện để khám. Gia đình chị đều ngớ người khi nghe bác sĩ nói do chị vắt chanh quá mạnh tay đến nỗi khiến mắt cháu bị bỏng giác mạc gây ảnh hưởng đến thị lực.

Cũng giống như trường hợp của chị T., rất nhiều bà mẹ vẫn có áp dụng những kiểu chữa bệnh mắt rất nguy hiểm như: nhỏ sữa vào mắt để làm sạch, đau mắt đỏ thì lấy là trầu giã nhỏ đắp lên, thậm chí có người còn đắp cả con nhái vào mắt trẻ bị nhiễm sán…


Đeo kính không đúng độ

“Nhiều phụ huynh thiếu hiểu biết và không nghe sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa đã gây hậu quả nghiêm trong cho đôi mắt của các cháu trẻ”, BS Xuân Hồng cho biết.

Một người mẹ trẻ đưa đứa con bị tật khúc xạ bẩm sinh, sau khi bác sĩ đo đạc, tư vấn, đứa trẻ đã được cắt một chiếc kính viễn thị 7 - 8 diop phù hợp. Về tới nhà, bà hàng xóm sang chơi và lấy kính của đứa trẻ đeo thử, chưa đầy 5 phút bà đã la lên:” Cô cho con đeo kính độ nặng thế này thì chết. Tôi đeo có tý chóng hết cả mặt”.

Thấy vậy người mẹ cũng mang lên mắt mình thì thấy nhức mắt và không nhìn thấy gì. Nghĩ con nhỏ đeo kính thì tội nghiệp và sợ nó sẽ có hại cho con thật nên người mẹ cất luôn cái kính vào tủ. Đến khi vào học lớp 1, bé không nhìn thấy đường để viết bài và bị cô giáo than phiền, khi ấy gia đình mới đưa bé đi cắt kính lại. Tuy nhiên, lúc này trẻ đã bị nhược thị, thị lực bị giảm trầm trọng. Có đeo kính vẫn nhìn kém.

Ngoài ra, có những trẻ bị nhược thị một mắt, cần phải che mắt tốt lại khoảng vài tiếng trong ngày để mắt kia phát triển thị lực lên. Tuy nhiên, chỉ cần thấy trẻ kêu khó chịu là ông bà, bố mẹ đều quên hết lời dặn của bác sĩ, chiều theo ý của bé, sẵn sàng bỏ miếng che ra.

AloBacsi.vn
Theo N.Huyền - Gia đình và Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X