Hotline 24/7
08983-08983

TTƯT.BS.CK2 Nguyễn Thế Hồ: Cay mắt khi không khí ô nhiễm, phải làm sao?

Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ từ đường hô hấp đến làn da và khiến mắt khô, cay. TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Trưng Vương TPHCM sẽ chia sẻ bí quyết giúp "cửa sổ tâm hồn" của bạn sống khỏe trong thời gian này.

Ngay từ khi AloBacsi thành lập được hơn 2 năm, Thầy thuốc ưu tú - BS.CK2 Nguyễn Thế Hồ đã tham gia tư vấn các bệnh về mắt cho bạn đọc AloBacsi.

Thưa BS, TPHCM đang có hiện tượng mù khô, được cho là do ô nhiễm không khí. AloBacsi cũng nhận được câu hỏi của một số bạn đọc là họ bị cay mắt khi đi ra đường mà không đeo kính. Nhờ BS hướng dẫn cách khắc phục tình trạng cay mắt này ạ?

Những ngày gần đây TPHCM có lớp sương mù vào buổi sáng, che khuất tầm nhìn. Đây thực chất không phải sương mù mà là hiện tượng mù khô, không những gây hại lên mắt mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như hô hấp.

Khi chạy ngoài đường mắt chúng ta cảm giác cay, khó chịu vì những chất ô nhiễm của môi trường. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ mắt thì nên đeo kính bảo hộ hoặc kính mát để che chắn bụi, các hơi khí ứ đọng.

Theo BS, với tình hình ô nhiễm này thì mọi người nên mua các loại thuốc hay sản phẩm nào để nhỏ mắt ạ?

Mù khô do bụi, không khí ô nhiễm gây tình trạng mắt khô, cay thì loại thuốc tốt nhất là nước mắt thiên nhiên hoặc nước mắt nhân tạo. Những thuốc này không gây độc hại, giúp cho mắt trở nên trơn láng hơn, từ đó sẽ giảm tình trạng khô, xốn, cộm… Thỉnh thoảng có thể thay thế bằng nước muối sinh lý cũng được.

Nước muối sinh lý rất nhẹ, không có cảm giác gì cả. Vậy có đủ để đối phó không ạ? Và một ngày nên nhỏ mắt mấy lần?

Nước muối sinh lý khi nhỏ vào mắt giúp rửa bụi, loại bỏ không khí ô nhiễm nhưng nó lại bốc hơi rất nhanh. Điều đó là đương nhiên thôi, vì nước khi rửa sẽ nhanh trôi và bốc hơi. Do đó, nó chỉ có tác dụng nhanh, tạm thời. Như đã nói ở trên, thì nước mắt thiên nhiên, nước mắt nhân tạo tồn tại lâu trên mắt mới giúp chúng ta phòng ngừa tình trạng khô mắt, xốn, cay tốt nhất.

Nước mắt nhân tạo tùy theo sản phẩm mà thời gian bán hủy lâu hay mau. Ví dụ như các loại bomat, gel nhầy... thì thời gian nằm trên mắt lâu hơn các loại gel thông thường. Nhưng những loại này sẽ rất khó khăn khi sử dụng ban ngày, thường là sẽ nhỏ vào buổi tối, ban đêm. Còn ban ngày, chúng ta dùng các loại nước mắt nhân tạo, nước mắt thiên nhiên,… Một ngày có thể sử dụng 4-6 lần, mỗi lần 1 giọt/ 1 mắt tức là khoảng 2-3 tiếng nhỏ một lần trong trường hợp khô, cay nhiều, nếu ít hơn thì 3 lần/ ngày.

Nhiều ca được kết nối, bác sĩ khám và điều trị hoàn toàn miễn phí, được nhiều bạn đọc hết lòng cảm ơn

Không khí ô nhiễm có làm gia tăng bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) không, thưa BS?

Với những tác nhân kích thích như bụi, khí độc khi tác động lên bề mặt nhãn cầu, đặc biệt là giác mạc, kết mạc làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm kết giạc, viêm giác mạc. Đặc biệt là những trường hợp viêm kết hợp (đau mắt đỏ) thường gặp nhiều hơn và việc điều trị cũng kéo dài hơn.

Với những người đang có vấn đề ở mắt như: viêm kết mạc, lẹo mắt, vừa mới phẫu thuật lasik xong, nhờ BS hướng dẫn cách bảo vệ mắt khi không khí ô nhiễm ạ?

Khi có bệnh về mắt mà gặp môi trường ô nhiễm thì ngoài việc dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ cần dùng thêm nước mắt thiên nhiên. Đặc biệt, cần có kính bảo hộ để che chắn mắt khi ra đường.

Xin trân trọng cảm ơn TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ - Trưởng khoa mắt, Bệnh viện Trưng Vương TPHCM dù rất bận rộn với lịch khám, lịch công tác nhưng vẫn dành thời gian tư vấn cho bạn đọc AloBacsi biết cách bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" khi không khí liên tục ở mức báo động!

Mời bạn đọc xem thêm các chủ đề bảo vệ da, hô hấp khi không khí ô nhiễm:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X