Hotline 24/7
08983-08983

Trường hợp nào mẹ không nên cho con bú?

Cho con bú sữa mẹ là một trong những điều thú vị và thiêng liêng mà bất kỳ người mẹ nào cũng có thể trải qua và mong muốn được thực hiện để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh. Song nếu có một trong các yếu tố sau, bạn có thể không nên cho con bú mẹ.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - tư vấn Nhi của AloBacsi.

NỘI DUNG TƯ VẤN

Câu 1: Các thuốc không kê toa như thuốc giảm đau - hạ sốt, thuốc cảm, siro ho... có phải là thuốc dùng đc trong thời gian mẹ cho con bú ko ạ? Thường thì những thuốc nào sẽ không tiết qua sữa, thưa Bs?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Các thuốc không kê toa như thuốc giảm đau - hạ sốt, thuốc cảm, siro ho... có thể uống khi cho con bú.

- Những thuốc không tiết qua sữa như : những loại thuốc không được hấp thu ở dạ dày và ruột (như Omerazole, thuốc gây tê tại chỗ,...), thuốc Heparine, insulin,...


Câu 2:
Đang nuôi con bằng sữa mẹ mà mắc những bệnh nào thì mẹ không nên tiếp tục cho con bú? Sau khi hết bệnh có nên cho trẻ bú mẹ trở lại hay không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Cho con bú sữa mẹ là một trong những điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất của người phụ nữ khi được làm mẹ. Nhưng nếu mẹ mắc một trong những bệnh sau thì không nên cho con bú, vì khi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, khả năng lây bệnh cho con rất cao hoặc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh cho mẹ như : bệnh nhiễm HIV, bệnh ung thư, bệnh lao phổi đang tiến triển, các bệnh lý về vú, bệnh thủy đậu, bệnh nhiễm virus, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tiểu đường, bệnh viêm gan,…

- Trong thời gian điều trị bệnh mẹ không thể cho con bú, hãy mua các loại sữa công thức đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Sau khi hết bệnh, mẹ muốn cho con bú trở lại phải có sự đồng ý của BS đang điều trị cho mẹ.


Câu 3: Xin BS cho biết những trường hợp bệnh lý liên quan đến tuyến vú, núm vú nào mà mẹ không nên cho con bú?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

Các trường hợp bệnh lý liên quan đến tuyến vú, núm mà mẹ không nên cho con bú như viêm tuyến vú, nứt đầu vú, sưng cương vú, vêm mạch bạch vú, viêm ống dẫn sữa, áp xe vú.


Câu 4: Mang thai trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì có nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ nữa hay không, thưa BS? Nếu có thể tiếp tục cho trẻ bú mẹ thì khi nào thì phải ngừng? Và nếu không nên tiếp tục cho trẻ bú thì biện pháp chăm sóc trẻ thế nào là tốt nhất?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Mang thai trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì cho con bú có một số bất lợi: làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, người mẹ cho con bú ít có thời gian nghỉ ngơi, dinh dưỡng của mẹ phải phân bố cho nguồn sữa nuôi trẻ, cho thai và cho chính bản thân mẹ. Ngoài ra động tác bú mẹ kích thích gò tử cung, có khả năng kích thích co bóp tử cung - thường được sản sinh ra một lượng rất nhỏ. Những cơn co bóp này vô hại với bào thai.

- Tuy nhiên nếu ngừng cho bú sữa đột ngột cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Việc cho con bú có thể kéo dài đến sát ngày sinh hoặc khi thai nhi được 7,8 tháng, điều tối quan trọng là ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, trẻ đang bú và thai nhi trong bụng. Vì vậy nếu dưỡng thai thì hãy tập trẻ cai sữa dần cho trẻ uống sữa công thức và ăn dặm được là yếu tố thuận lợi cho việc cai sữa, trẻ không tiếp tục bú mẹ hoàn toàn như trước, thì mẹ cần chuẩn bị chuyển tiếp để trẻ làm quen với nguồn dinh dưỡng mới.

- Để bắt đầu nguồn dinh dưỡng mới mẹ nên cho trẻ giảm dần các cữ bú mẹ và thay vào đó là bú bình bằng sữa công thức. Điều này sẽ giúp bà mẹ giảm căng tức sữa và trẻ cũng sẽ thích nghi dần. Trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình, mẹ có thể nhờ người thân gần gũi chăm sóc trẻ nhiều hơn. Mẹ nên âu yếm, chơi đùa với trẻ vào những lúc trẻ đã ăn no sẽ giúp tình cảm giữa mẹ và trẻ khắng khít, trẻ cảm nhận được sự yêu thương, gần gũi từ mẹ nhiều.

- Bên cạnh việc bú bình, nên cho trẻ trên 06 tháng tập ăn dặm và tăng dần số lượng và số lần. Cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, mỗi lần chỉ cho ăn 1 món, tập làm quen vài ngày mới chuyển sang món mới. Món nào không thích thì thể có tạm ngưng, từ từ tập cho trẻ ăn trở lại.

- Khi trẻ ăn quen được nhiều món thì nên đổi món thường xuyên, mỗi bữa ăn một món để trẻe không bị ngán (nếu ngán trẻ sẽ lười ăn). Trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi thì ăn ngày 2 bữa, cho trẻ uống thêm sữa công thức. Mỗi chén bột, cháo cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cho trẻ ăn thêm trái cây (tán nhuyễn), uống nước trái cây, ăn sữa chua, váng sữa, phô mai… Không nên ép ăn nhiều, nên cho ăn theo khả năng của trẻ.

Cùng BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tìm hiểu thêm về trường hợp nào không nên cho con bú sữa mẹ

Câu 5: Mẹ đang cho con bú phát hiện bị ung thư có nên “gác lại” việc nuôi con bằng sữa mẹ không? Phương pháp nuôi con thay thế sữa mẹ trong trường hợp này là gì ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Mẹ đang cho con bú thì bị ung thư và trong quá trình chẩn đoán, điều trị bằng thuốc, xạ trị, hóa trị cũng phải gác lại nghĩa vụ thiêng liêng là cho con bú. Vì trong quá trình chẩn đoán và điều trị  bệnh có một số xét nghiệm để xác định bệnh có thể cần các thuốc cản quang hoặc một số thuốc điều trị ung thư có thể truyền qua sữa mẹ nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa ung bướu nếu bà mẹ đang cho con bú phát hiện bị ung thư để có liệu trình điều trị phù hợp cũng như quyết định việc có nuôi con bằng sữa mẹ tiếp tục hay không.

- Phương pháp nuôi con thay thế sữa mẹ trong trường hợp này cho uống sữa công thức, nếu trẻ trên 06 tháng thì cho trẻ ăn dặm .


Câu 6: Thưa BS, có phải khi tâm trạng của mẹ không thoải mái như tức giận, lo âu, căng thẳng… cơ thể sẽ sản sinh độc tố và những độc tố này sẽ ngấm qua sữa không? Làm thế nào để khắc phục?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Khi tâm trạng của mẹ không thoải mái như tức giận, lo âu, căng thẳng… cơ thể sẽ sản sinh độc tố và những độc tố này sẽ ngấm qua sữa  nên mẹ phải tuyệt đối ngưng cho con bú tạm thời. Bởi vì khi cơ thể ở trong trạng thái tâm lý tiêu cực sẽ sinh ra rất nhiều độc tố. Các độc tố này sẽ tồn tại trong cơ thể cả sau khi cơn giận vừa nguôi đi. Khi trẻ bú sữa này vào sẽ không có lợi cho trẻ. Nếu trẻ thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của trẻ không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, trẻ sẽ chậm phát triển. Chưa kể khi căng thẳng, bực tức, nguồn sữa mẹ sẽ chậm sản xuất và sẽ làm cho mẹ bị mất sữa. Ngoài ra, trẻ bú mẹ khi mẹ không hạnh phúc cũng sẽ cảm nhận được luồng dư âm của trạng thái cảm xúc này mà sinh ra buồn bã, dẫn đến tiêu hóa kém và hạn chế hấp thu dinh dưỡng.

- Cho nên, trong thời gian cho con bú người mẹ không nên nóng giận. Nếu mẹ tức giận hoặc vừa nguôi giận tốt nhất không nên cho trẻ bú ngay. Muốn cho trẻ bú, tốt nhất là nên để mẹ nguôi giận sau nửa ngày hoặc một ngày và khi cho bú hãy vắt bớt một phần sữa đầu tiên đi, sau đó dùng khăn sạch lau khô đầu ti rồi mới cho trẻ bú.


Câu 7. Nhờ BS cho biết khái niệm “sữa nóng là gì”, vì sao trẻ bú “sữa nóng” sẽ gây rối loạn tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe của trẻ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Khái niệm sữa nóng là quan niệm xưa khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu con bú mà phát triển toàn diện, khỏe mạnh, tăng cân ổn định, bụ bẫm, không ốm,... thì cho rằng do sữa mẹ mát nên trẻ khỏe và ngoan.

- Ngược lại, khi trẻ tăng cân chậm hay không tăng cân, có bệnh về đường tiêu hóa như đi phân loãng, đi nhiều lần trong ngày, bụng sôi, trẻ hay khóc, bức rứt, hay bỏ cữ bú,... thì cho rằng sữa mẹ nóng.

Tuy nhiên, sữa mẹ nóng có thể do chế độ ăn uống như:

    + Thực phẩm cay nóng, đồ đóng hộp, chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay như tỏi, ớt, tiêu...

    + Ăn ít rau xanh, uống ít nước.

    + Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafein,….

    + Nghỉ ngơi không hợp lý, căng thẳng, mệt mõi của mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khi trẻ bú vào cũng bị ảnh hưỡng theo.

- Sữa mẹ nóng không phải là nguyên nhân làm trẻ chậm lớn, gây rối loạn tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe nhưng phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình bú của trẻ. Sữa nóng thì có thể chất lượng sữa không tốt khiến trẻ chê bỏ bú ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

- Để cải thiện tình trạng này, các mẹ đang cho con bú nên thay đổi chế độ dinh dưỡng:

     + Ăn đầy đủ, nhiều loại Vitamin và khoáng chất như: các loại rau xanh, đậu đỏ, đậu xanh, bưởi, cam, quýt,…

    + Hạn chế uống thuốc nhất là kháng sinh, các loại thuốc tan trong mỡ.
    + Mẹ tránh căng thẳng, mệt mỏi nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.


Câu 8: Trong thời gian tạm ngưng cho con bú để điều trị bệnh, làm cách nào để duy trì việc tiết sữa? Và sau ngưng thuốc mấy ngày mới cho bú trở lại ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Trong thời gian tạm ngưng cho con bú để điều trị bệnh, mẹ nên vắt sữa bỏ theo đúng cữ bú của trẻ để duy trì việc tiết sữa sau khi hết bệnh.

- Sau thời gian ngừng thuốc, mẹ sẽ cho trẻ bú lại bình thường theo hướng dẫn của BS.


Câu 9: Mẹ bị áp xe vú bao lâu sau điều trị có thể cho bé bú trở lại? Trường hợp bị áp xe vú 1 bên có thể cho trẻ bú bên vú lành hay không và cần lưu ý những gì, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Mẹ bị áp xe vú sau điều trị có thể cho bé bú trở lại theo hướng dẫn của BS điều trị, sau khi rạch áp xe thoát mủ, tình trạng nhiễm trùng ổn định, cơ chế sinh lý tự bảo vệ của cơ thể nên các ống tuyến vú còn lại dẫn sữa từ tuyến sữa ra núm vú sẽ không bị ảnh hưởng bởi vùng bị áp xe nên có thể cho trẻ bú 1 bên vú lành.

- Sau khi điều trị áp xe vú mẹ cần lưu ý :

* Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên bị áp xe.

* Nên ăn các thức ăn mềm, dể tiêu hóa nhưng phải đầy đủ dinh dưỡng, uống thêm sữa để mau phục hồi sức khỏe.

* Uống thuốc và cho bé bú theo sự hướng dẫn của BS điều trị.

 
Câu 10: Một số trường hợp mẹ bị bệnh, đi khám BS kê toa, về mẹ search Google thấy ghi thuốc này "thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú", vậy theo BS trong hợp này, mẹ có uống thuốc đó được không hay phải quay lại BS xin toa khác ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình trả lời:

- Một số trường hợp mẹ bị bệnh, đi khám BS kê toa, về mẹ search Google thấy ghi thuốc này "thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú", thì mẹ vẫn uống được vì khi khám bệnh và ghi toa BS đẫn cân nhắc rất kỹ và lựa chon loại thuốc nào thích hợp và có lợi, ít nguy hại nhất cho thai nhi và cho trẻ nhỏ để dùng cho mẹ thì BS mới kê đơn. 

Theo Cổng tông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X