Hotline 24/7
08983-08983

Trung Quốc vỡ mộng “học hỏi” công nghệ động cơ Nga

Cái mà người Trung Quốc nhận về từ Nga, là dây chuyền lắp ráp sản phẩm, chứ không phải là dây chuyền sản xuất ra sản phẩm đó.

Ngày 16/08 vừa qua, Trang mạng "Chế tạo máy" của Nga cho biết, Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn chế tạo hàng không Liên hợp Pogosyan, đã trình bày tổng quan tình hình công nghiệp hàng không Nga nói chung và của Tập đoàn ông nói riêng, vạch ra một số vấn đề về phương hướng phát triển, đồng thời ông cũng khẳng định Nga và Trung Quốc đã ký kết hiệp định về bản quyền sở hữu trí tuệ.

Tổng giám đốc Pogosyan cho biết, hợp tác về kỹ thuật quân sự giữa hai bên sẽ không tách rời một số khuôn khổ nhất định, khiến cho kể cả phía Trung Quốc có khả năng mô phỏng các máy bay chiến đấu của Nga thì cũng sẽ tồn tại những khiếm khuyết nhất định, không thể san lấp. Trong khi đó, Nga cũng sẽ không dậm chân tại chỗ, tiếp tục nỗ lực để duy trì địa vị hàng đầu về công nghệ sản xuất máy bay.

Về phía Trung Quốc, nhất định rồi sẽ có ngày họ đạt đến trình độ của Nga hiện nay, nhưng quá trình đó sẽ diễn ra rất chậm, nếu chỉ có 2 yếu tố là nguồn lực tài chính và con người là không đủ. Cái Trung Quốc thiếu hiện nay là kinh nghiệm và một phương hướng phát triển dài hơi mà điều đó không thể ngay lập tức có được. Vì vậy trong tương lai, Nga vẫn sẽ giữ địa vị thống trị ổn định và lâu dài trên thị trường trang bị hàng không thế giới.

Về vấn đề Trung Quốc làm "nhái" các loại trang bị hàng không, sẽ gây ra những tổn thất thế nào đến ngành công nghiệp này của Nga, ông Pogosyan chỉ ra, Nga và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ như hợp đồng cấp phép cho Trung Quốc sản xuất máy bay chiến đấu Su-27 đã được ký kết giữa 2 chính phủ, phía Nga đã đồng ý chuyển giao 1 phần sở hữu trí tuệ cho Trung Quốc.


Trung Quốc hiện đang rất "ngưỡng mộ" máy bay chiến đấu Su-35, được trang bị động cơ 117S (thế hệ AL-41F) của Nga

Trên quan điểm văn hóa hợp tác, ông cho rằng, Nga và Trung Quốc phải tuân thủ theo 1 khuôn khổ nhất định, nếu phía Trung Quốc có ý đồ sao chép trái phép các sản phẩm của Nga, cũng không bao giờ sánh được với nguyên mẫu. Nếu như không nắm vững nguyên lý chủ yếu và cơ bản để cấu thành một hạng mục máy bay, thì vĩnh viễn không có cách nào tạo ra một sản phẩm tương đồng, chứ đừng nói là ưu việt hơn nguyên bản.

Còn về phía Nga, chỉ cần họ không ngủ quên trên chiến thắng và dậm chân tại chỗ, nỗ lực nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật hàng không, thì không ai có thể chiếm được địa vị dẫn đầu về công nghệ sản xuất máy bay.

Tổng giám đốc Pogosyan tiết lộ, về vấn đề chuyển giao công nghệ, Nga sẽ có những kiểm soát chặt chẽ. Kỹ thuật then chốt của động cơ và các kỹ thuật có liên quan đến trình tự chế tạo; các kỹ thuật có liên quan đến công nghệ và phương pháp chế tạo; các thuật toán bảo vệ nội bộ, đảm bảo cho thiết bị hoàn thành đúng chức năng của nó thì không nghi ngờ gì nữa, đây là những thành tựu công nghệ tiên tiến mới nhất của Nga nên chắc chắn sẽ không được chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Cái mà Nga có thể chuyển giao là thương hiệu máy bay, kết cấu máy bay, cấu trúc vật liệu, vật liệu hợp kim cụ thể và Nga cũng sẽ cung cấp đầy đủ các linh, phụ kiện lắp ráp. Nói tóm lại là Nga cung cấp các cấu kiện thiết yếu để bảo đảm sản phẩm được cấp phép sản xuất có thể hoạt động bình thường. Cái mà người Trung Quốc nhận về là dây chuyền lắp ráp sản phẩm, chứ không phải là dây chuyền sản xuất ra sản phẩm đó, giống như một tuyến phân xưởng cuối cùng trong một nhà máy sản xuất máy bay Nga.


AloBacsi.vn
Theo Nguyễn Ngọc - An Ninh Thủ Đô/“Chế tạo máy”/Nga

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X