Hotline 24/7
08983-08983

Trung Quốc hả hê: Anh dùng thiết bị "made in China" đóng tàu sân bay

Các trang mạng Trung Quốc đắc chí rằng ngành công nghiệp của các quốc gia phương Tây đã bắt đầu thụt lùi so với Trung Quốc trong lĩnh vực thiết bị đóng tàu.

Ngày 4/7 vừa qua, Anh đã tổ chức lễ đặt tên cho HMS Queen Elizabeth - chiếc tàu sân bay lớn và hiện đại nhất nước này. Việc đóng tàu HMS Queen Elizabeth được thực hiện tại 6 nhà máy đóng tàu khác nhau của Anh, sau đó, 9 đoạn rời này được đấu ráp tổng đoạn và hoàn thiện tại nhà máy Rosyth, Scotland.

Vì là dự án quan trọng và cũng là bộ mặt của ngành đóng tàu quân sự Anh nên các thiết bị, máy móc hiện đại và nhân công có tay nghề cao đều được huy động.

Cần cẩu có xuất xứ từ Trung Quốc tham gia đóng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Cần cẩu có xuất xứ từ Trung Quốc tham gia đóng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Tuy nhiên mới đây, các trang mạng Trung Quốc đã công bố những bức hình cho thấy, chiếc cần cẩu cỡ lớn sử dụng để vận chuyển và đấu ráp các đoạn rời của tàu HMS Queen Elizabeth có xuất xứ từ một tập đoàn của Trung Quốc.

Trên cần cẩu sơn dòng chữ "ZPMC" và dòng chữ Trung Quốc ở bên dưới, dòng chữ này sau đó được xác định là tên viết tắt của Tập đoàn Công nghiệp nặng Zhenhua Thượng Hải (ZPMC).

Tập đoàn ZPMC là một nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nặng (chế tạo thiết bị cảng biển, cần cẩu siêu trường, siêu trọng, thiết bị phục vụ hàng hải...) có trụ sở chính tại Thượng Hải và 8 nhà máy tại Trung Quốc.

Theo thông tin từ trang mạng chinanews.cn của Trung Quốc, cần cẩu của ZPMC đóng vai trò quan trọng trong việc đấu ráp các đoạn rời của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, bao gồm cả việc lắp đặt phần thượng tầng của con tàu.

Điều này có lẽ sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu Anh không phải là 1 trong 17 nước thuộc Ủy ban phối hợp kiểm soát xuất khẩu đa phương, viết tắt là CoCom.

CoCom vốn đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đến Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn và 17 quốc gia thuộc CoCom không được xuất khẩu bất kì các loại vũ khí nào như: vũ khí bộ binh, pháo, xe tăng, tên lửa, máy bay quân sự, tàu chiến, thiết bị ra đa quân sự,... cho Trung Quốc.

Việc Anh sử dụng thiết bị từ phía Trung Quốc cho việc đóng tàu HMS Queen Elizabeth (biểu tượng của Hải quân Hoàng gia Anh) được cho là làm xấu hình ảnh ngành công nghiệp của nước này.

Các trang mạng của Trung Quốc tỏ ra rất "hả hê" về việc đó và đưa ra những nhận xét rằng ngành công nghiệp của các quốc gia phương Tây hiện đã bắt đầu thụt lùi so với Trung Quốc trong lĩnh vực thiết bị đóng tàu.

Tàu HMS Queen Elizabeth cùng cần cẩu của Trung Quốc.

Các trang mạng Trung Quốc đắc chí rằng ngành công nghiệp của các quốc gia phương Tây đã bắt đầu thụt lùi so với Trung Quốc trong lĩnh vực thiết bị đóng tàu.

Trang mạng chinanews.cn đồng thời cũng nói thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên thiết bị của ZPMC xuất hiện trong xưởng đóng tàu quân sự của phương Tây.

Trước đó vào đầu năm 2013, một cần cẩu cỡ lớn của SPMC (tên viết tắt Tập đoàn chế tạo thiết bị cảng biển Thượng Hải, vốn đã bị Tập đoàn công nghiệp nặng Zhenhua Thượng Hải mua lại) cũng xuất hiện tại nhà máy đóng tàu khu trục thế hệ mới DDG-1000 Zumwalt của Mỹ.

Ngoài ra, một cầu tàu nổi tại nhà máy trên cũng là một sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 3/2013 từng phát đi thông điệp khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm "made in USA".

Việc nhà máy đóng tàu khu trục hiện đại nhất nước này sử dụng thiết bị của Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh nước Mỹ.

Những sự việc trên một lần nữa cho thấy hàng hóa, thiết bị của Trung Quốc không chỉ phổ biến trong đời sống hàng ngày mà còn len lỏi cả vào ngành công nghiệp quốc phòng, dù đó là những cường quốc về quân sự trên thế giới.


Những tiết lộ thú vị về tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

AloBacsi.vn
Theo Ly Vy - Soha/ Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X