Hotline 24/7
08983-08983

Trình độ ghép tạng của Việt Nam ngang bằng với thế giới

Sáng 16/11, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị “Ghép mô, tạng và điều phối ghép mô, tạng tại Việt Nam”.

Với sự tham dự của các Giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam, đây là cơ hội để các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm và xây dựng mô hình hiến ghép tạng trong thời gian tới.          

Ca ghép tạng đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện năm 1992, sau hơn 10 năm cả nước đã thực hiện gần 1.000 trường hợp ghép thận, gan, tim. Các báo cáo tại hội nghị cho thấy, trình độ và kỹ thuật trong ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng với thế giới. Tại bệnh viện Việt Đức, một ca ghép gan chỉ thực hiện trong 4 giờ và người ghép không hề bị mất máu. Cả nước hiện có 12 cơ sở đủ điều kiện để ghép tạng, tuy nhiên số lượng tạng hiến từ người cho sống và cho chết não rất hạn chế.

 

Tại Việt Nam, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác có hiệu lực từ năm 2006. Trong vòng 4 năm, bệnh viện Việt Đức mới có 19 người cho tạng từ người cho chết não. Do chưa có sự điều phối đã dẫn tới tình trạng có tạng nhưng lại không có người ghép, việc thành lập Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý hoạt động, lên danh sách chờ ghép và người hiến quốc gia.

Hiện Trung tâm điều phối hiến ghép tạng đang quản lý 300 người chờ ghép và hơn 70 người hiến tạng. Trong thời gian qua, Trung tâm đã tiến hành điều phối tạng và bệnh nhân chờ ghép tạng giữa các bệnh viện. Tuy nhiên, đối với những trường hợp ghép tim và ghép gan hiện chỉ được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức. Vì vậy, khi có bệnh nhân ghép gan, tim và tạng sẽ phải chuyển bằng đường hàng không để thực hiện ghép tạng.   

AloBacsi.vn
Theo VTV News

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X