Hotline 24/7
08983-08983

Triệu chứng phù chân, phù mặt ở bệnh nhân đái tháo đường nên đi khám ở đâu?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Mẹ em bị tiểu đường type 2, suy thận độ 2, bệnh tim. Hiện tại chân và mặt bị sưng. Vậy phải khám sao ạ?

Trả lời
Phù chân. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào Hồng Gấm,

Triệu chứng phù chân, phù mặt ở người có bệnh đái tháo đường lâu năm thì có thể do những nguyên nhân sau đây: sợ nhất là triệu chứng của suy tim, bệnh lý thận như suy thận, do thuốc do bệnh gan, giảm đạm máu...

Trường hợp của mẹ em, trong tiền căn bệnh lý đã có 2 nguyên nhân có thể dẫn đến phù chân phù mặt, đó là bệnh thận và bệnh tim.

Với tình trạng này, mẹ em cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đăng ký khám chuyên khoa Nội tiết, sau khi kiểm tra, tùy tình huống mà bác sĩ có thể cấp thuốc cho về hoặc có khi cần phải yêu cầu nhập viện theo dõi điều trị nữa, em nhé.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Phù là hiện tượng ứ nước trong các tổ chức dưới da hoặc ở các tạng của cơ thể. Phù chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh vì thế người bệnh không được chủ quan.

Thông thường bằng mắt thường, mọi người có thể thấy ngay được, nhưng đôi khi rất khó xác định hiện tượng phù. Khi bị phù, người bệnh có cảm giác nặng mặt, nặng chân. Nơi bị phù sưng to, căng mọng, các nếp nhăn mất dần đi, mắt cá, đầu xương bị phẳng lỳ. Người bệnh sẽ thấy da vùng phù nhạt màu, ấn vào nơi phù da lõm xuống, đặc biệt là ấn vào mặt trước trong xương chày.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như lượng nước tiểu ít đi, gan to, cổ trướng, khó thở... Do phù giữ nước nên cân nặng có thể tăng hằng ngày từ 1 đến 2 kg.

Các bệnh lý gây phù chân

-Xơ gan

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Bệnh viện Thu Cúc: "Xơ gan gây ra sẹo trong gan, cản trở chức năng gan, dẫn đến những thay đổi về hormon và hóa chất điều tiết chất dịch trong cơ thể cũng như làm tăng áp suất trong mạch máu lớn (cổng tĩnh mạch), trong đó mang máu từ ruột, lá lách và tuyến tụy vào gan. Những vấn đề này có thể dẫn khiến cho chất lỏng tích tụ ở chân và ổ bụng (cổ trướng)".

-Suy tim sung huyết

Khi một hoặc cả hai buồng tâm thấp mất khả năng bơm máu hiệu quả, giống như hiện tượng xảy ra trong suy tim sung huyết, máu có thể giữ lại trong chân, mắt cá chân và bàn chân, dẫn đến phù nề.
-Bệnh thận

Khi mắc bệnh thận, thận có thể không loại bỏ đủ chất lỏng và natri trong máu. Nước dư thừa và natri tăng áp lực trong mạch máu dẫn đến phù nề. Phù nề liên quan đến bệnh thận thường xảy ra ở chân và xung quanh mắt.

-Thận bị tổn thương


Thiệt hại cho các mạch máu nhỏ trong thận (tiểu cầu) có bộ lọc chất thải và nước dư thừa từ máu có thể dẫn đến hội chứng thận hư. Hội chứng thận hư sẽ khiến cho protein (albumin) trong máu thấp hơn mức bình thường, có thể dẫn đến sự tích tụ dịch và phù nề.

-Thiếu hệ thống bạch huyết


Hệ bạch huyết giúp cơ thể làm sạch chất lỏng dư thừa từ các mô. Nếu hệ thống này bị hư hỏng hoặc phù bạch huyết xảy ra vì một căn bệnh nào đó như ung thư, nhiễm trùng... thì chúng sẽ không hoạt động chính xác, dẫn đến hiện tượng phù nề.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X