Hotline 24/7
08983-08983

Trị trầm cảm bằng… thuốc

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là chia sẻ của BS Nguyễn Minh Tuấn (Phó viện trưởng Viện sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai) về vấn đề này.

Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trầm cảm?

Trầm cảm có thể là do sự thiếu hụt hai chất Serotonin và Norepinephrine trong não hoặc do bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường sống bên ngoài (thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, bị ruồng bỏ, lạm dụng, phải vật lộn với sự nghèo khổ...). Tuổi hay mắc bệnh này là từ 24-44 và nữ thường dễ mắc hơn nam.

Những rối loạn thường gặp là lo âu, mệt mỏi, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán nản, tự ti, hoang tưởng, ngộ nhận, chán ăn uống… Vì nguy cơ tự tử của bệnh nhân trầm cảm có tỉ lệ khá cao (trung bình, cứ năm người mắc sẽ có một người tự tử) nên nếu thấy người nhà có biểu hiện trên, cần phải đưa đi khám để chữa trị kịp thời.

Nguyên tắc điều trị trầm cảm là gì thưa bác sĩ?

Trầm cảm là bệnh mãn tính, nên việc sử dụng thuốc cần lâu dài cũng như đúng liều lượng, phù hợp với bệnh lâm sàng. Đặc điểm của thuốc chống trầm cảm là thời gian tác dụng chậm nên người bệnh không nên quá nóng vội mà tự ý tăng liều lượng cũng như thay đổi loại thuốc điều trị. Tiến trình của việc điều trị có thể diễn ra như sau:

- Giai đoạn điều trị tấn công khoảng 4-6 tuần.

- Giai đoạn duy trì 6 tháng.

- Giai đoạn điều trị dự phòng tái diễn khoảng 6 tháng.

Đồng thời, kết hợp dùng thuốc với điều chỉnh tâm lý, cũng như sinh hoạt sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, lâu dài.

Lưu ý, biện pháp tâm lý nên sử dụng khi bệnh ở giai đoạn ổn định, còn giai đoạn bệnh nặng thì không nên dùng vì khi ấy người bệnh do quá đau khổ có thể phản ứng ngược. Với con số khoảng 80% bệnh trầm cảm sẽ khỏi nếu được chữa trị kịp thời, đúng cách người bệnh có thể tin tưởng khi điều trị.

Xin bác sĩ cho biết các dạng thuốc điều trị trầm cảm?

Có thể phân loại các thuốc chống trầm cảm thành 2 dạng sau:

- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptyline (Laroxyl), Clomipramin (Anafranil), Imipramin (Tofranil), Amineptin (Survector)....

Đặc điểm của loại thuốc này rẻ, nhưng có tác dụng phụ như khô miệng, táo bón và ảnh hưởng dẫn truyền tim. Vì vậy, chúng ít được sử dụng, và thường phù hợp với người trẻ tuổi hơn so với những người lớn tuổi. Những người có bệnh lí tim mạch không nên dùng nhóm thuốc này.

- Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới: Nhóm SSRI hoặc NASA, ít tác dụng phụ hơn, cũng như thời gian tác dụng của thuốc nhanh hơn. Đồng thời, thuốc thuộc nhóm này người già hay những người có bệnh lí cơ thể (gan, thận...) đều có thể sử dụng được.

Ngoài ra, với loại thuốc IMAO chúng tôi khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng vì nó có rất nhiều tai biến.

Xin cảm ơn bác sĩ.

Theo Thu Dịu - Sức khỏe Gia đình

Có thể bạn quan tâm

090957****

Ngã xe đập cằm xuống đường, sau 3 tuần sờ thấy cục cứng có tự hết được không?

Nếu em không làm gì hết thì theo thời gian mô chai có thể tự tiêu dần, nhưng khá lâu, cũng có vài trường hợp không tiêu.

Xem toàn bộ

039295****

Ngủ dậy mắt 1 mí thành 2 mí, có đáng lo?

Việc tự nhiên mắt 1 mí chuyển sang 2 mí ít khi là do nguyên nhân bệnh lý, mà chỉ do sức cơ nâng mi bên đó mạnh hơn…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X