Hotline 24/7
08983-08983

Trị mụn và thâm trên mặt bằng phương pháp nào?

Câu hỏi

Năm nay em 15 tuổi, mặt em bị mụn, vài ngày sau mụn tự bong ra nhưng để lại vết thâm trên mặt. Bây giờ em dùng sản phẩm DIBETALIC, vậy thuốc này có trị thâm hoặc trị mụn không ạ? Sản phẩm này là bác sĩ ở Bệnh viện Quận 3 chỉ cho em, nhưng em hơi lo nên muốn hỏi ý kiến của bác sĩ.

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Mụn và vết thâm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mụn và vết thâm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Mụn thường có hiện tượng viêm và tổn thương da do nặn, cào, cố tình lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt da - đây là thói quen của nhiều người, nhưng hành động này vô tình làm tăng sắc tố sau viêm (vết thâm mụn). Tình trạng này thường biến mất theo thời gian, khoảng từ 4-6 tháng. Việc sử dụng thuốc thoa mụn là cần thiết.

Thuốc DIBETALIC có tác dụng bong sừng, có thể sử dụng để giảm thâm, tuy nhiên có thành phần Betamethason là một corticoid - thành phần này không có chỉ định trong giảm thâm mà điều trị trong ức chế miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm da, nếu sử dụng lâu ngày trên mặt có thể gây viêm da lệ thuộc corticoid hoặc teo da. Nếu em sử dụng thuốc nhưng đi nắng có thể gây tăng sắc tố do giảm hệ thống miễn dịch của da. Do đó em nên ngưng thuốc DIBETALIC mà nên đến bệnh viện có chuyên khoa Da liễu khám để bác sĩ cho thuốc thoa mụn, vừa giảm thâm và giảm mụn hiệu quả.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Vết thâm mụn hình thành là kết quả của phản ứng viêm hoặc tổn thương da. Trong quá trình tự làm lành tổn thương, mụn dễ bị tăng sắc tố, làm xáo trộn sự cân bằng và sản sinh nhiều Melanin. Vì thế khiến vùng tổn thương bị đen sậm lại, tạo thành vết thâm mụn kém thẩm mỹ, làn da kém mịn màng và không đều màu.

Nguyên nhân gây ra vết thâm mụn thường gặp là:-

- Do không trị mụn sớm, mụn tái đi tái lại, bị vôi hóa, chai cứng.
- Thói quen dùng tay cạy mụn hay dùng vật cứng nặn mụn.
- Lạm dụng kem trị mụn một cách bừa bãi gây kích ứng khiến mụn lên nhiều, sinh viêm và để lại thâm.
- Cháy nắng, bỏng nắng do không bảo vệ da khi ra ngoài trời, kích thích Melanin sản sinh làm sẫm vùng da mụn.
- Vệ sinh da kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và thâm mụn kéo dài.
- Khi vết thương mụn đã lành lại, lớp da non trên bề mặt còn yếu ớt chưa phát triển hoàn toàn và rất nhạy cảm. Vì thế, vùng da này dễ dàng bị sậm màu và mất nhiều thời gian mờ đi khi tiếp xúc thường xuyên ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mất cân bằng hormone, căng thẳng, stress,…

Những điều cần lưu ý  ngay khi vết thương mới hình thành và trong thời gian phục hồi như:

- Không trì hoãn trị mụn và vết thâm, việc trị sớm góp phần giảm thiểu 70% tác nhân gây viêm, tổn thương và thâm mụn.
- Hạn chế nặn mụn và các phương pháp trị mụn phản khoa học.
- Giữ vệ sinh vùng da tổn thương và tránh nắng kỹ càng. Luôn sử dụng kem chống nắng dành cho da mụn với 30 SPF trở lên khi ra ngoài trời.
- Bổ sung vitamin dạng uống (theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa) và tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, D, Omega-3, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Hạn chế tiêu thụ đường và chất kích thích như cà phê, rượu bia,…

Khi trị vết thâm mụn, đừng nên quá nôn nóng và vội vàng, làn da không chỉ cần thời gian phục hồi tổn thương mà còn cần thời gian để đều màu trở lại.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X