Hotline 24/7
08983-08983

Trĩ là bệnh gì, sao ai cũng có thể mắc phải?

Trĩ là bệnh lý phổ biến đến mức tới hơn một nửa dân số Việt Nam mắc phải, tùy từng mức độ. Nhẹ thì ảnh hưởng tới chất lượng sống, nặng thì nguy hiểm tới tính mạng. Tại sao trĩ lại là bệnh lý mà nhiều người mắc phải đến vậy.

Trong cơ thể của chúng ta các mạch máu có hai loại là động mạch và tĩnh mạch. Động mạch đưa máu từ tim đến cơ quan tổ chức ngoại vi, còn tĩnh mạch thì đưa máu từ cơ quan ngoại vi về tim với áp xuất trong lòng thấp. Quanh ống hậu môn có các bó tĩnh mạch này. Khi bó tĩnh mạch ở vùng trực tràng vì bất cứ nguyên nhân gì bị giãn ra, sa xuống và phồng to, tùy theo từng mức độ gọi là bệnh trĩ.

Tại sao lại bị bệnh trĩ

Mặc dù chưa xác định được căn nguyên gây ra bệnh trĩ là gì, nhưng các chuyên gia lĩnh vực hậu môn trực tràng đã tổng kết trĩ thường sinh ra do chế độ ăn thiếu cân bằng, không khoa học, hoặc do bị táo bón kéo dài. Bên cạnh đó cũng do thói quen ngồi lâu, đứng lâu, lười vận động. Ngoài ra còn do vấn đề tuổi tác và áp lực lên ổ bụng do mang thai dẫn đến.

Chính vì thế, trĩ thường gặp ở những đối tượng như người ít vận động là dân văn phòng, người làm việc nặng nhọc như những người lao động chân tay, mang vác nặng. Những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón kinh niên hay tiêu chảy mãn tính cũng là đối tượng bệnh trĩ ghé thăm thường xuyên. Ngoài ra, người già do thành tĩnh mạch vùng hậu môn kém sức bền, không chịu được áp lực lớn, rồi những chị em mang thai và sau sinh là nhóm đối tượng trong “tầm ngắm” của bệnh trĩ.

Biểu hiện sớm của bệnh trĩ chính là chảy máu khi đi đại tiện. Theo các chuyên gia mô tả thì ban đầu máu sẽ thành vệt nhỏ bám trên giấy vệ sinh hoặc thấy các tia máu bao quanh phân, dần dần, nếu không điều trị kịp thời và thì mỗi lần đi đại tiện sẽ trở thành nỗi ám ảnh với người bệnh trĩ khi khó khăn với “đầu ra” và hiện tượng chảy máu nhiều hơn, không chỉ thành giọt mà bắn thành tia như thể cắt tiết gà. Hiện tượng chảy máu không chỉ gây tổn hại tới sức khỏe người bệnh mà còn gây tâm lý lo sợ.

Bên cạnh đó, dấu hiện đặc trưng nữa của trĩ chính là việc búi trĩ sa ra ngoài. Ở cấp độ nhẹ, búi trĩ sẽ thập thò ở hậu môn, nặng hơn chút thì sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện, sau đó tự co lên, lâu ngày không điều trị, búi trĩ sẽ sa ra ngoài và người bệnh phải dùng tay đẩy lên. Nặng hơn nữa là búi trĩ sa ra ngay cả khi không đại tiện, người bệnh không làm sao để đẩy lên được.

Dăm bảy loại trĩ

Để điều trị bệnh trĩ thành công và hiệu quả, việc thăm khám sớm là điều vô cùng quan trọng, và quan trọng không kém chính là xác định được loại trĩ người bệnh mắc phải và đang ở mức độ nào, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Trĩ được phân ra nhiều loại, trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, trĩ thuyên tắc…, nhưng thường gặp phải nhất vẫn là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Cách lỗ hậu môn khoảng 3cm có đường lược, trong chụp hình về giải phẫu giống những răng lược. Trên đường lược có những búi tĩnh mạch gọi là búi tĩnh mạch trĩ trên, còn ở dưới đường lược gọi là búi tĩnh mạch trĩ dưới. Dù bất cứ nguyên nhân nào làm phồng, rồi dãn búi tĩnh mạch ở trên đường lược thì lúc ấy gọi là trĩ nội. Còn những trĩ do phồng xuất hiện dưới đường lược càng gần hậu mậu môn hơn thì gọi là trĩ ngoại. Và trĩ hỗn hợp là khi cả phía trên và dưới đường lược các búi tĩnh mạch đều bị phồng, dãn.

Việc xác định được loại bệnh trĩ đóng góp một nửa thành công trong điều trị thì làm thế nào phân cấp được mức độ trĩ sẽ giúp tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp, triệt để căn bệnh khó nói này.

Trĩ được phân làm 4 mức độ khác nhau. Nhẹ nhất là cấp độ 1, thường người bệnh chưa thấy bất cứ dấu hiệu gì của bệnh, chỉ khi các bác sĩ thăm khám soi thấy các đám rối tĩnh mạch đã có biểu hiện gờ lên chứ không còn trơn tru nữa, hoặc khi đi ngoài có xuất hiện một ít máu. Rồi đến cấp độ 2, lúc này búi trĩ sẽ sa ra ngoài lúc đi đại tiện và sau đó tự co lên. Nặng hơn là khi bị trĩ cấp độ 3, khi đó người mắc bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ sa ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện. Đến cấp độ 4, khi này độ đàn hồi của các tĩnh mạch gần như không còn, búi trĩ sẽ sa ra ngoài không kiểm soát, người bệnh có dùng tay đẩy lên nhưng cùng không được.

Phòng ngừa và tránh tái phát trĩ vẫn được các chuyên gia khuyến cáo là cần thực hiện chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý kết hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược như diếp cá, đương quy, nghệ.... Còn điều trị bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ căn cứ vào cấp độ bệnh nếu ở cấp độ nhẹ từ 1 đến độ 3, khi các đám rối tĩnh mạch vẫn có sự co giãn đàn hồi thì điều trị bằng nội khoa vẫn được chỉ định. Còn khi đã bị trĩ ở cấp độ 3 nặng hơn và độ 4, sự co giãn đàn hồi của tĩnh mạch không còn, điều trị bằng nội khoa không mang lại hiệu quả thì phải phẫu thuật cắt bỏ.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 - 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Truy câp chuyên trang "http://bacsitri.com" để tìm hiểu thêm về bệnh trĩ, táo bón.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X